Cái kết "đáng hổ thẹn" của Mỹ tại Iraq và cơ hội cho Iran
Tổng thống Mỹ Donald vẫn chưa rút quân khỏi Iraq, mặc dù trước đó ông có lời hứa chấm dứt các cuộc chiến bên ngoài nước Mỹ. Quân đội Mỹ đang đối mặt với khả năng bị “tống cổ” khỏi Iraq và đây được cho là một chiến thắng lớn của Iran.
Vụ không kích tiêu diệt tướng Qassam Soleimani có vẻ như là nước cờ sai của Mỹ. Ảnh Getty Images. |
Các quan chức trong Quốc hội Iraq đã bắt đầu quá trình kết thúc sự hiện diện quân sự của nước ngoài tại nước này, trong một động thái đáp trả mạnh mẽ với Washington sau khi Mỹ tiêu diệt tướng Qassem Soleimani của Iran trong trận không kích hôm 3-1 tại sân bay Baghdad. Ngày càng nhiều nghị sĩ của Iraq phản đối hành động của Mỹ tại nước này, trong khi đó, họ có mối quan hệ không thể phá vỡ với Iran.
Trước cuộc không kích nói trên, các hoạt động chung của Mỹ và Iraq chống lại tổ chức khủng bố IS đã bị đình trệ, Thủ tướng Iraq nhấn mạnh Mỹ rút quân là cách duy nhất để “bảo vệ tất cả người dân Iraq”, mặc dù trong tuần này ông có cho biết quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào chính quyền nhiệm kỳ tiếp theo.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng nếu Mỹ rút quân, Iraq có thể đối mặt với nhiều rắc rối. IS có cơ hội trỗi dậy và tấn công đất nước. Cùng với đó, Iran sẽ có thể gia tăng sức ảnh hưởng tại Iraq vốn dĩ đã rất lớn.
Từ cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, Tehran và Washington đã cạnh tranh giành ảnh hưởng tại Iraq, và trong cuộc chiến này, có vẻ như Iran đang thắng thế. Với chiến lược nhất quán và mạch lạc, thứ mà Mỹ đang thiếu, Iran dần chiếm ảnh hưởng lớn trong cả cuộc sống thường ngày tại Baghdad.
Iran đã tận dụng những năm tháng bất ổn do chiến tranh và sự chiếm đóng để thành lập những nhóm dân quân mà giờ trở thành phe phái chính thức trong quân đội Iraq, cùng với đó, về mặt kinh tế, Iran cũng là một thị trường lớn mà Iraq giờ phải dựa vào.
Chính vì vậy, quyết định của Quốc hội Iraq sau vụ không kích giết chết tướng Soleimani là điều không gây bất ngờ. Vụ tấn công dường như đã phản tác dụng, khiến Iran tiến gần hơn đến với mục tiêu dài hạn là “đá” quân Mỹ ra khỏi khu vực.
“Iran hiện là quốc gia có ảnh hưởng nhất tại Iraq”, Fawaz Gerges, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cho biết. “Sức ảnh hưởng này sẽ còn tăng lên nữa nếu Mỹ rút quân”.
Chuyên gia này cho biết rằng thách thức lớn nhất của Iraq hiện nay không phải là IS mà là xây dựng lại đất nước, đấu tranh với tham nhũng, thay đổi chính phủ dựa trên giáo phái thành một chính phru dựa trên quyền công dân, chuyên nghiệp hóa quân đội. Iran không quan tâm đến những mục tiêu đó, Gerges cho biết, và việc Mỹ rút quân sẽ giúp Iran vươn sâu rộng hơn tại khu vực.
Bị buộc phải rời khỏi khu vực sẽ là một cái kết xấu mặt đối với sứ mệnh của Mỹ tại Iraq, vốn dĩ đã tiêu tốn cả trăm tỷ USD và khiến hàng ngàn binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phủ nhận rằng Mỹ sẽ rút quân, nhưng cũng chỉ ra khả năng giảm số quân tại Iraq.
Iran đã "chen chân" tại Iraq như thế nào?
Phần lớn sức mạnh của Iran tại Iraq đến từ các nhóm dân quân ra đời từ cuộc chiến Iraq-Iran những năm 1980. Tuyển mộ binh sĩ từ Iraq không phải một việc quá khó khăn. Iraq từng là một nước Hồi giáo Shia chiếm đa số. Trong khi đó, Iran tự xung là nước Hồi giáo Shia hàng đầu, bắt giữ nhiều tù nhân chiến tranh và người tị nạn dòng Shia, và biến họ trở thành các chiến binh, những người có thể trở lại Iraq và hoạt động theo chỉ đạo từ Tehran, theo Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Cuộc chiến với IS cũng là “cơ hội tuyển quân” của Iran, đặc biệt sau khi nhóm khủng bố này chiếm Mosul và quân đội Iraq sụp đổ. Đây cũng là thời điểm mà Lực lượng Huy động Phổ biến (PMF), một liên minh gồm chủ yếu là các binh sĩ Shia, thành lập và trở thành một lực lượng hùng mạnh trong nước, với sự thiếu vắng quân đội tại Iraq. Lực lượng này sau đó đã chính thức được xếp thành một lực lượng của quân đội Iraq.
Người trẻ của Iraq không hài lòng với sự hiện diện của cả Mỹ lẫn Iran. Ảnh minh họa Getty Images. |
Theo Jack Watling, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh, hiện có khoảng 113.000 quân và nhân viên làm công ăn lương trong nhóm dân quân hùng mạnh này. Trong đó, khoảng 60.000 quân là những binh sĩ có thể được khiển khai bất kỳ lúc nào, 36.000 quân do Iran trực tiếp chỉ đạo.
Trong cuộc bầu cử Iraq 2018, cảnh chính trị của PMUs, Fatah, giành số ghế cao thứ hai trong Quốc hội, mang về tiếng nói lớn hơn cho lợi ích của Iran trong Quốc hội Iraq.
Về kinh tế, Iran cũng có cách khiến Iraq phụ thuộc vào năng lượng, tìm kiếm những lỗ hổng và miễn trừ từ Mỹ để tránh các biện pháp trừng phạt và bán các mặt hàng năng lượng cho người láng giềng. Iraq cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Iran, sau Trung Quốc.
Những thông điệp của Tổng thống Trump
Khi Iran có những bước tiến vững chắc trong chính phủ và quân đội Iraq, mục tiêu của Mỹ ở Iraq đã thay đổi rất hiều lần đến nỗi nó sa lầy và không tập trung. Các quan chức Iraq đang ngày càng mệt mỏi với những thay đổi xuất hiện mỗi lần một tổng thống Mỹ lên nắm quyền và cả những thông điệp trộn lẫn của chính quyền Trump.
Ngoại trưởng Pompeo đang cố gắng gửi đi thông điệp rằng quân Mỹ đang hiện diện tại Iraq để chiến đấu với IS, trong khi các cuộc tấn công nhằm vào người Iran tại đây cũng như những nhận định từ ông Trump lại chứng minh điều ngược lại.
Năm ngoái, ông Trump thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với CBS rằng ông muốn giữ lại căn cứ tại Iraq bởi ông “muốn giám sát Iran một chút bởi Iran là một vấn đề thực sự”. Bình luận này đã kích động Tehran trong khi cũng làm gia tăng sự mơ hồ tại Iraq. Watling cho biết có vẻ như Mỹ đã chuyển lợi ích tại Iraq từ chống IS sang chống Iran.
Chiến thắng trong cả tâm trí lẫn trái tim
Mặc dù đạt được mục đích là thay đổi chế độ, với việc bắt giữ và xử tử ông Saddam Hussein, Mỹ khiến Iraq rơi vào tình trạng chính phủ không ổn định hồi năm 2011. Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa quân đội trở lại để dập tắt những ngọn lửa nhen nhóm từ IS. Iran cũng tham gia vào cuộc chiến chống IS đồng thời vẫn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng ở Iraq.
Dù vậy, Iran vẫn chưa đạt được thành công trong một mặt rất quan trọng là chưa chiếm được trái tim của người dân. Những người biểu tình phản đối chính phủ xuất phát từ những bất bình về kinh tế sâu sắc, tích lũy từ nhiều năm, nhận ra rằng họ đang đối mặt với những lực lượng được Iran hậu thuẫn.
Những người biểu tình đã xuống đường phản đối nạn tham nhũng đặc hữu và chủ nghĩa thân hữu, mà họ đổ lỗi cho “chủ nghĩa tự thú”, một hệ thống chính phủ do Mỹ giới thiệu nhằm phân chia quyền lực dựa trên liên kết giáo phái. Mặc dù Iran đã không tạo ra hiện trạng đó, nhưng họ đã có phần trong việc duy trì nó.
Trong các video về các cuộc biểu tình, người biểu tình hô vang những khẩu hiệu chống lại cả Mỹ lẫn Iran.
Joost Hitermann, người đứng đầu chương trình về khủng hoảng quốc tế tại Trung Đông và Bắc Phi, cho biết những người trẻ của Iraq đặc biệt không muốn cả Mỹ lẫn Iran hiện diện tại nước mình. “Người dân Iraq muốn cả hai nước ra khỏi Iraq. Một vài người có thể thích bên này hơn bên kia, nhưng họ không muốn một trong hai nước ở tại Iraq và thống trị nước của mình”, Hitermann cho biết.