Lâm tặc cưa trộm cây bạch tùng “khủng” trong rừng tự nhiên
- Kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân để xảy ra khai thác rừng trái phép
- Không có giấy tờ chứng minh vẫn bán và khai thác rừng trái phép
- Làm rõ các đối tượng khai thác rừng trái phép ở Kông Chro
- Ngừng khai thác rừng tại khu vực Tây Nguyên
Ngày 17-7, Công an huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết vừa thực hiện lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Văn Thắng (SN 1982), ngụ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, để làm rõ về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Phần gỗ cây bạch tùng tại hiện trường |
Trước đó, khoảng tháng 4-2019, cơ quan chức năng đã triển khai lực lượng, bắt quả tang Lê Văn Thắng đang vận chuyển một số phách gỗ bạch tùng ra khỏi khoảnh 2, tiểu khu 265, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà.
Cây bạch tùng cổ thụ bị cưa hạ |
Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận đã sử dụng cưa máy cưa hạ một cây gỗ bạch tùng cổ thụ, có đường kính trung bình từ 80-85cm, cao hơn 10m tại khoảnh 2, tiểu khu 265, xã Đông Thanh.
Sau đó, Lê Văn Thắng tiếp tục dùng cưa máy xẻ cây bạch tùng cổ thụ này thành 4 phách. Mỗi phách gỗ rộng 80cm, dày 16cm và dài 3m. Đối tượng đã sử dụng “trâu sắt” kéo gỗ ra ngoài đường lớn, thuê xe ôtô chở gỗ về nhà thì bị cơ quan chức năng bao vây bắt quả tang.
Hiện trường vụ khai thác cây bạch tùng |
Trung tá Trần Văn Trà, Phó Trưởng Công an huyện Lâm Hà cho biết, trên cơ sở kết quả giám định về số lượng lâm sản bị thiệt hại tại rừng tự nhiên, ngày 16-7 Công an huyện Lâm Hà đã thực hiện lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Văn Thắng để điều tra về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Tang vật của vụ án bị lực lượng chức năng tạm giữ |
Bạch tùng là loại gỗ được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất gia đình. Gỗ sáng, đẹp, có chất lượng tốt.
Những năm gần đây, loại gỗ này còn được các cơ sở xây nhà nuôi chim yến lựa chọn để làm sử dụng nên có giá thành khá cao trên thị trường.