Nguy cơ từ đường dân sinh tự phát

Thứ Hai, 17/08/2015, 08:34
Bình Thuận là địa phương có tuyến đường sắt dài nhất nước và điều kiện cung đường cho phép tốc độ chạy tàu qua địa bàn Bình Thuận cũng cao nhất, xấp xỉ 90km/giờ. Tuy không nhiều đường ngang dân sinh tự phát như một số địa phương khác, nhưng khảo sát toàn tuyến cho thấy có nhiều điểm giao cắt nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Hầu hết các vụ TNGT đường sắt xảy ra tại Bình Thuận đều tại các điểm giao cắt đường sắt với đường ngang dân sinh.

Theo thống kê, đến cuối tháng 6/2015, toàn tỉnh có 241 điểm giao cắt đường sắt- đường ngang dân sinh, trong đó có 65 điểm giao cắt hợp pháp có biển báo, cảnh báo bằng đèn, chuông, người gác và 176 điểm còn lại không hợp pháp do người dân tự phá, tự làm.

Một vụ tai nạn giao thông tại đường ngang tự phát giao đường sắt xảy ra trên địa bàn Bình Thuận. 

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2015 (đến 15/7/2015) TNGT đường sắt xảy ra tại Bình Thuận có 9 vụ, làm chết 6 người và bị thương 3 người. 

Huyện Hàm Tân tổ chức rào chắn, không để tình trạng xe máy kéo băng qua cầu đường sắt Sông Phan tại Km 1582 + 040. UBND huyện Tuy Phong đã yêu cầu Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân chở vật liệu, xỉ than sử dụng cầu vượt đường sắt vào bãi xỉ, mỏ khai thác đá tại Km 1448 + 140 hoặc cử người cảnh giới, đảm bảo an toàn khi xe qua điểm giao cắt trên. UBND tỉnh quyết định đóng các đường ngang đã có cầu, đường khác thay thế như: đường ngang qua đường sắt tại Km 1583 + 380, tại xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.

Các địa phương rà soát, khảo sát và tổ chức vận động xã hội hóa mở các đường gom dân sinh tại các khu dân cư, trường học, bệnh viện, các khu vực sản xuất nông nghiệp dọc đường sắt, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại an toàn.

Nam Yên
.
.
.