Xác định lại quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Từ ngày 1/7, Luật Quốc tịch Việt
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề gây băn khoăn khi thực hiện luật, như việc làm thế nào để xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp họ đã mất hết giấy tờ tuỳ thân do Nhà nước Việt Nam cấp?
Đây là trường hợp khá phổ biến trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên giải thích: Tại khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch và Điều 18 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch đã có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, người đăng ký giữ quốc tịch Việt
Khi tiếp nhận tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt
Nếu người đăng ký giữ quốc tịch có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, thì cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là người đó có quốc tịch Việt Nam; nếu người đăng ký giữ quốc tịch không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh này cũng sẽ được ghi vào sổ đăng ký giữ quốc tịch.
Bên cạnh đó, vấn đề về giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với những người không quốc tịch, cư trú ổn định tại Việt Nam một thời gian dài sau ngày luật có hiệu lực sẽ được xử lý ra sao?
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết: Luật quy định thời hạn 3 năm để giải quyết những trường hợp tồn đọng này, nhằm bảo đảm quyền có quốc tịch của mỗi cá nhân, hạn chế tình trạng không quốc tịch. Do vậy, theo quy định tại khoản 3, Điều 8 Luật Quốc tịch, thì thời hạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt
Hết thời hạn này, những người này (thuộc trường hợp được giải quyết cho nhập quốc tịch Việt