Rừng phòng hộ đầu nguồn suối Trà Veo bị tàn phá nghiêm trọng
- “Lâm tặc” ngang nhiên phá rừng gần trụ sở UBND xã
- Lợi dụng khai thác keo trồng để phá rừng quy mô lớn
- Làm rõ hành vi các đối tượng trong vụ phá rừng ở Phong Nha Kẻ Bàng
Đặc biệt mới đây lực lượng KL phối hợp với Công an huyện Tây Trà và các cơ quan chức năng tuần tra phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn suối Trà Veo, thuộc địa bàn xã Trà Xinh.
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn suối Trà Veo. |
Điều này cho thấy, đối tượng phá rừng là “lâm tặc” đốn hạ cây rừng để lấy gỗ, chứ không phải người dân bản địa phá rừng để lấy đất làm nương rẫy. Khi “lâm tặc” hạ cây cưa xẻ thành tấm, phách chuẩn bị đưa xuống núi thì bị lực lượng chức năng truy quét nên đã bỏ gỗ lại và trốn khỏi rừng. Qua điều tra ban đầu, vụ phá rừng đầu nguồn suối Trà Veo có nhiều đối tượng tham gia.
Một số lán trại cũng được “lâm tặc” dựng lên, bên trong tích trữ đầy đủ lương thực, thực phẩm phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ cho nhiều người ở lại dài ngày trong rừng. Tại các lán trại, hiện trường cũng cho thấy, việc cư trú, sinh hoạt của các đối tượng đã diễn ra trong thời gian tương đối dài, trước khi bị các cơ quan chức năng phát hiện.
Lực lượng tuần tra đã kiểm đếm có hơn 20m3 khối gỗ xẻ và gỗ tròn nằm lại tại khu vực rừng bị phá, hiện đang chuyển toàn bộ số gỗ này về HKL huyện Tây Trà, phối hợp Công an huyện điều tra, xác minh làm rõ đối tượng phá rừng, xử lý nghiêm theo pháp luật. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi hiểm trở nên việc vận chuyển số gỗ về HKL rất khó khăn.
“Bước đầu, cơ quan chức năng xác minh cho thấy, số đối tượng phá rừng ở xã Trà Xinh cấu kết với nhóm người ở huyện Sơn Hà tổ chức khai thác gỗ. Nhóm đối tượng này đã dùng cưa xăng đốn hạ gỗ rừng, sau đó dùng tời kéo tập kết đưa xuống núi, chờ thời cơ vận chuyển đi tiêu thụ. Vì lực lượng liên ngành vào truy quét rất đông nên bọn chúng mới bỏ chạy”, ông Tuấn nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Nay, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Xinh cho biết thêm, khu vực rừng bị “lâm tặc” tàn phá thuộc tiểu khu 107, là khu vực rừng phòng hộ còn diện tích lớn do Trạm Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Tây Trà chủ rừng quản lý.
Hiện khu vực này được giao cho 45 hộ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. Tuy nhiên đơn vị chủ rừng suốt thời gian dài không thực hiện tốt công tác bảo vệ nên để xảy ra phá rừng nghiêm trọng.
“Theo 45 hộ dân được giao nhiệm vụ quản lý rừng phản ánh, Trạm QLRPH Tây Trà giao rừng không rõ ràng nên nhiều hộ không xác định vị trí bảo vệ. Cùng với đó, các hộ này sống ở cách xa khu vực tiểu khu 107 nên rất khó khăn việc đi lại làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ”, ông Nay bày tỏ. Ông Tuấn khẳng định, để xảy ra tình trạng phá rừng, trách nhiệm trước hết thuộc về chủ rừng.
Bởi đơn vị này chưa làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiếu kiểm tra, buông lỏng quản lý. Bên cạnh đó, chính quyền cấp xã có chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, nhưng trách nhiệm chỉ đạo phối hợp, giám sát hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã chưa tốt, đặc biệt là trong việc kiểm tra, ngăn chặn, truy quét các trọng điểm phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Thời gian tới, HKL sẽ tăng cường các vị trí chốt chặn, các trạm KL địa bàn để quản lý chặt chẽ việc ra vào rừng, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không phá rừng; đề nghị chủ rừng và chính quyền địa phương phát huy trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý địa lý, lãnh thổ, chủ rừng để tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Kiểm tra hiện trường vụ phá rừng Nam Trà My Ngày 3-4, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Hạt trưởng HKL Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, sau khi Báo CAND phản ánh vụ “lâm tặc” phá rừng thuộc khu vực xã Trà Vân, huyện vùng cao Nam Trà My, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, HKL Nam Trà My phối hợp với UBND xã Trà Vân đã đi kiểm tra. Qua đó xác định, địa điểm rừng bị tàn phá thuộc tiểu khu 875, thuộc địa bàn xã Trà Vân, huyện Nam Trà My. Hiện tại, lực lượng KL đang tiến hành đo đếm số gỗ bị đốn hạ, đo đếm số lượng cây để xác định diện tích, khối lượng bị thiệt hại do người dân bản địa dùng rực gọt vỏ gốc cây rừng để cây chết rồi khai thác lấy đất làm nương rẫy (đồng bào Ca Dong gọi là khem cây) để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật. (Hà Vy) |