Ngạt thở sống cạnh mương nước thối

Thứ Năm, 17/03/2016, 09:41
Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân sống tại ven mương thoát nước Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội vẫn đang phải chịu tình cảnh sống chung với mùi hôi thối của nước thải.
Mương Thụy Khuê là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuyến mương lộ thiên này chạy dài từ dốc La Pho, dọc ven đường Thụy Khuê rồi nối với hệ thống cống ngầm ở chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô Lịch.
  
Rác thải phủ kín mặt nước mương.
Nước dưới mương đen kịt, rác thải trôi nổi kín mặt nước. Nước thải ra mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt cộng với rác do người dân xả trực tiếp xuống.

Ngoài ra, do khu vực còn tập trung chợ và một số hộ chế biến thực phẩm, làm bánh nên chất thải được đẩy xuống lòng mương ngày càng nhiều.

Khu vực tập trung chợ và một số hộ chế biến thực phẩm, làm bánh nên chất thải được đẩy xuống lòng mương ngày càng nhiều.

Do không được khơi thông thường xuyên nên độ lưu thoát của mương rất chậm khiến nước đen ngòm, bốc mùi hôi tanh, rất khó chịu.

Bên cạnh đó, ở một số đoạn, ngõ đi chung của người dân trên bờ mương rất chật hẹp, lại không có hàng rào che chắn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, nhất là vào sáng sớm và buổi tối.

Nước thải ra mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt cộng với rác do người dân xả trực tiếp xuống.

Bà Nguyễn Thị Tâm (khu dân cư số 5, tổ dân phố số 11, phường Thụy Khuê) bức xúc nói: “Chúng tôi ở đây mấy chục năm nay rồi, hàng ngày luôn phải ngửi mùi hôi thối từ mương bốc lên. Ruồi muỗi bay vào kín cả nhà. Càng ngày mức ô nhiễm càng nặng, nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng đóng kín cửa”. Bức xúc của bà Tâm cũng chính là nỗi bức xúc chung của hàng trăm hộ dân sinh sống ngay ven mương thoát nước Thụy Khuê.

Cửa nhà người dân lúc nào cũng được đóng kín để ngăn mùi và ruồi muỗi.

Trước đó, dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” được khởi công từ cuối năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại, hầu như vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”. Sự chậm trễ của dự án này khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.

Trường Tiểu học Chu Văn An mượn 1 tầng tại nhà văn hóa Thụy Khuê cho các em học.

Nên hàng ngày các em học sinh vẫn phải hứng chịu không khí ô nhiễm.

Công nhân môi trường thường xuyên có mặt để dọn nhưng không giảm được tình trạng ô nhiễm.

Do không được khơi thông thường xuyên.

Nên hàng ngày các em học sinh vẫn phải hứng chịu không khí ô nhiễm.

Nước dưới mương đen kịt. Nhiều hộ dân phải đóng cọc tre để giữ móng nhà.

Ở phía trên, một số hộ dân còn để rác tràn lan trên đường.

Biển được treo lên nhưng đã trở nên vô tác dụng.

Đoạn cuối mương dọc ven đường Thụy Khuê rồi nối với hệ thống cống ngầm ở chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô Lịch.

Một số gia đình phải treo lưới quanh nhà để chống ruồi muỗi.

Nhiều gia đình phải dựng bạt trước nhà để chắn mùi, chắn gió bốc lên từ mương.


Xuân Bùi
.
.
.