Một tỉnh có gần 90% máy bắn cá không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Chủ Nhật, 25/10/2015, 15:41
Đồng Tháp có khoảng 1.140 máy bắn cá (trong đó, có 1.036 máy đang hoạt động). Qua kiểm tra, có 127 máy có hóa đơn, chứng từ (chiếm 11,13%) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 1.140 máy bắn cá (trong đó, có 1.036 máy đang hoạt động). Qua kiểm tra, có 127 máy có hóa đơn, chứng từ (chiếm 11,13%), còn lại 1.014 (chiếm 88,87%) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lực lượng chức năng tạm giữ máy bắn cá không hóa đơn, chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Trò chơi điện thử bắn cá xuất hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào khoảng năm 2013, với mục đích ban đầu là giải trí. Trò chơi thu hút ngày càng nhiều người tham gia, chủ kinh doanh mở thêm nhiều chi nhánh và lan rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh, gần khu vực trường học. Nhiều nơi, trò chơi này có nhiều biến tướng như một dạng cờ bạc trá hình, thu hút cả người lớn lẫn các em học sinh tham gia. Nhiều trường hợp mê trò chơi bắn, để có tiền thỏa mãn đã thực hiện hành vi phạm pháp luật như: trộm, cướp.

Quá trình kiểm tra thực tế, Công an huyện Hồng Ngự và TP Sa Đéc thu giữ trên 80 máy không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ. Trên địa bàn huyện Thanh Bình, có 212 máy của 53 cơ sở đang hoạt động. Khi ngành chức năng kiểm tra, có 43 cơ sở ngừng hoạt động, di chuyển máy bắn cá đến nơi khác cất giấu. Lực lượng đã lập biên bản thu giữ 7 máy bắn cá không rõ nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ 29 giấy phép kinh doanh và giáo dục, buộc 43 chủ cơ sở cam kết không còn hoạt động trò chơi bắn cá. Tại địa bàn trung tâm TP Cao Lãnh, có 85 cơ sở đang hoạt động với 123 máy. Qua kiểm tra, lực lượng chức  năng phát hiện 4 cơ sở có dấu hiệu đánh bạc đang điều tra xử lý, thu giữ 73 máy không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ.

Văn Vĩnh
.
.
.