Tuyến dưới có thể xử lý được đông máu sau tiêm vaccine COVID-19
- Thêm một ca mắc mới nhập cảnh và 10.415 người được tiêm vaccine COVID-19
- Một ca mắc mới là chuyên gia, thêm 3 tỉnh tiêm vaccine COVID-19 đợt 2
- 21 trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vaccine
- Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của WHO
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, với hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được Bộ Y tế triển khai tới 1.500 điểm tại 63 tỉnh, thành trong cả nước thời gian qua, các chuyên gia đầu ngành có thể hướng dẫn tuyến dưới xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Trước đó, ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19”. Hiện Tiểu ban hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã xây dựng xong phác đồ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine COVID-19” trình Bộ Y tế ban hành.
Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19 |
Phác đồ xây dựng theo hướng rất chi tiết, dễ theo dõi và thực hiện, nhằm giúp các cơ sở tiêm chủng sẵn sàng xử trí hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine phòng COVID-19 để xử trí kịp thời ngay tại cộng đồng và y tế cơ sở. Đồng thời cũng hướng dẫn người tiêm vắc xin phát hiện sớm dấu hiệu sau khi tiêm để tới các cơ sở điều trị kịp thời.
PGS.TS Đào Xuân Cơ khẳng định người dân yên tâm đi tiêm chủng vì hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 rất hiếm khi xảy ra. Nếu có thì ở bất cứ tuyến nào ngành y tế cũng huy động được ngay các chuyên gia đầu ngành tiến hành khẩn cấp hội chẩn và hướng dẫn cách điều trị qua hệ thống Telehealth.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV Bạch Mai |
Phó Giám đốc BV Bạch Mai khuyến cáo, sau tiêm chủng, người dân cần tự theo dõi, nếu có một trong các biểu hiện sau, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng: Đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật , tê yếu, liệt; đau ngực, khó thở; đau bụng dai dẳng; phù 2 chi dưới.