Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của WHO
- Khống chế bạch hầu bằng tiêm chủng
- Bồi thường trong trường hợp bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng khi tiêm chủng
- Tiêm chủng cho người trong vùng dịch có nguy cơ mắc bệnh cao
Theo thông báo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vào chiều 18-9 cho thấy, sự thực không đến mức như các bậc cha mẹ lo lắng. Bởi, trong số hàng triệu được tiêm phòng trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và chỉ có 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng, các cơ sở y tế đã ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm, sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Về 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, có 27 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vaccine trong tiêm chủng mở rộng và 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vaccine trong tiêm chủng dịch vụ.
Phân tích của Cục Y tế dự phòng cho thấy, các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vaccine trong TCMR được ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Ninh Bình (1), Phú Thọ (7), Bắc Giang (3), Thanh Hóa (5), Hà Nội (2) và Hải Dương (1), Sơn La (1), Đắc Lắc (1), Bình Định (1), Hậu Giang (1), Cần Thơ (1) và Bà Rịa - Vũng Tàu (3). Trong số này có 25 trường hợp hồi phục và 2 trường hợp tử vong.
Tiêm vaccine để phòng dịch bệnh. |
Cũng theo Cục Y tế dự phòng, các tai biến nặng sau tiêm chủng do các loại vaccine: Quinvaxem-OPV, Quinvaxem-OPV-Rotarix, viêm gan B, viêm gan B – BCG, uốn ván.
Trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có 18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem, gồm 17 trường hợp sau tiêm vaccine Quinvaxem - OPV và 1 trường hợp sau tiêm vaccine Quinvaxem - OPV – Rotarix, trên tổng số 2.551.051 liều vaccine Quinvaxem, 3.615.000 liều vaccine OPV và 6.802 liều vaccine Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine Quinvaxem là thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
7 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine VGB và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine BCG ( 6 trường hợp sau tiêm VGB, 1 trường hợp sau tiêm VGB-BCG, 1 trường hợp sau tiêm BCG) trên tổng số 687.545 liều vaccine VGB và 1.403.000 liều virus BCG đã sử dụng.
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đều được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 24 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (13%), 21 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (70%) và 5 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân (17%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
Tiêm phòng cho trẻ vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, là điều Bộ Y tế khuyến cáo.