Phòng, chống dịch bệnh MERRS-CoV tại Thái Nguyên – nơi có nhiều người Hàn sinh sống
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý KCB nhấn mạnh ý nghĩa của việc triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh MERRS-CoV là nhằm phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời, hạn chế tối đa lây nhiễm trong BV cũng như tại cộng đồng.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, các bệnh dịch nguy hiểm ở Việt Nam thường được phát hiện từ bệnh viện như dịch SARS, H5N1…Mặt khác, đối với bệnh dịch MERS-CoV có đặc điểm thời gian ủ bệnh lâu (14 ngày), các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Các học viên lớp tập huấn sẽ là giảng viên tuyến tỉnh để tập huấn cho các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế, do đó phải, bảo đảm thành phần và thời gian tham dự tập huấn.
Tập huấn cho nhân viên y tế cách phòng,chống MERRS-CoV. |
Bộ Y tế đặt mục tiêu 100 % bác sỹ Khoa Khám bệnh, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Hồi sức cấp cứu được tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm Mers-CoV và tiếp tục triển khai xuống tuyến huyện, tuyến xã.
BS Nguyễn Vi Hồng, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên cho biết, BCĐ phòng chống dịch bện của ngành y tế Thái Nguyên đã xác định nguy cơ dịch bệnh Mers- CoV vào Việt Nam rất cao, đặc biệt tại địa phương có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và Hàn Quốc, nên đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Phòng chống lây nhiễm Mers- CoV, thành lập đoàn kiểm tra tại Khu Công nghiệp Sam Thái Nguyên.
Các học viên được tập huấn về kế hoạch thu dung, phân tuyến điều trị Mers- Cov, kế hoạch phòng chống Mers Cov trong BV vv...