Ô nhiễm môi trường trầm trọng -các nhà khoa học đưa ra nhiều giải pháp
Ngày 28-6, Viện Công nghệ - Môi trường (Viện Hàn lâm khoa học - Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người và cách phòng ngừa -ứng dụng công nghệ Nano trong chế tạo lọc khí cá nhân”.
- Người đưa gạc Nano bạc về Việt Nam
- Người Việt Nam đầu tiên trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp
- Người Việt đầu tiên nhận danh hiệu Viện sĩ xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm IASS
- Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam được giao quản lí, vận hành vệ tinh VNREDSat-1
PGS.TS. Đinh Vạn Trung, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện (BV) 108, đã cho biết tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng vừa cảnh báo: “Tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội đang trở nên trầm trọng thời gian gần đây, tương đương với các thành phố ô nhiễm nhất hành tinh như Bắc Kinh, Delhi và Ulaanbatar…
Ô nhiễm gây ra các bệnh không lây nhiễm như hen suyễn, ung thư, rối loạn thần kinh, dị tật thai nhi ở trẻ em; và đột quỵ, tắc nghẽn phổi mạn tính và ung thư ở người lớn. Cả trong ngắn hạn và lâu dài, sức khoẻ của con người đều bị tác động tiêu cực khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí tại Hà Nội.”
Các nhà khoa học Việt Nam đã tập trung nghiên cứu một số sản phẩm khoa học để giảm thiểu các chất thải độc hại phát tán trong không khí. Sản phẩm thành công phải kể đến đầu tiên là khẩu trang nano phòng chống ô nhiễm không khí, do TS. Trần Thị Ngọc Dung, Trưởng phòng Công nghệ thân thiện môi trường Viện Công nghệ - Môi trường nghiên cứu.
Với cấu tạo đặc biệt, khẩu trang nano đáp ứng khả năng lọc bụi, đồng thời, tích hợp khả năng hấp thụ khí ô nhiễm, kháng khuẩn như một khẩu trang phòng độc và khẩu trang y tế kháng khuẩn. Khẩu trang nano còn có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần với mức chi phí chỉ bằng 1/50 so với sử dụng khẩu trang phòng độc và 1/10 so với khẩu trang y tế.
TS. Trần Thị Ngọc Dung – tác giả của nhiều công trình xử lý ô nhiễm môi trường |
Đặc biệt, Viện Công nghệ - Môi trường đã nghiên cứu chế tạo được nano bạc dùng cho khử trùng. Hiện nay, Viện có thể sản xuất được 1.000 lít/ngày với chất lượng cao, chi phí thấp và giá cả lại rẻ hơn nhập ngoại rất nhiều, thời gian bảo quản lâu.
Nano kháng khuẩn này cũng do nhóm các nhà khoa họa nghiên cứu do TS. Trần Thị Ngọc Dung chủ trì, đã được đánh giá nghiêm túc ở nhiều BV như BV Bỏng Quốc gia, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, BV Da liễu Trung ương vv… Viện Công nghệ - Môi trường còn cung cấp nano bạc cho nhiều công ty để sản xuất, như Công ty Merap sản xuất dung dịch vệ sinh phụ nữ Shema nhanh chóng khẳng định thương hiệu trong nước và quốc tế. Với 3 triệu sản phẩm mỗi năm, công ty đã có doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Báo cáo giải pháp xử lý ô nhiễm không khí |
Từ nano bạc, Viện Công nghệ - Môi trường còn chế tạo băng gạc nano để điều trị các vết thương ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là vết thương bỏng, vết hoại tử, đồng thời, rút ngắn thời gian từ 10-50% so với điều trị thông thường, bệnh nhân sớm ra viện, giảm chi phí điều trị. Kết quả cho thấy chất lượng điều trị tương đương các băng gạc nano nhập khẩu.
Cũng từ nano bạc, Viện Công nghệ - Môi trường còn đưa ra giải pháp làm sạch nguồn nước ăn, đáp ứng nhu cầu cần nước sạch rất lớn hiện nay. Việc sử dụng màng ceramic xốp quét phủ nano bạc để lọc nước cho phép giải quyết nước sạch cho người dân trong hoàn cảnh lũ lụt vốn thường xuyên xảy ra ở nhiều vùng miền.
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp khử instiu để gắn nano bạc lên màng cremic, có tác dụng khử trùng cao, an toàn cho người sử dụng và bền vững, giá cả rẻ hơn nhập ngoại. Công nghệ này còn cho phép tạo ra những thiết bị lọc nước lớn dùng cho công nghiệp nước đóng chai. Vì tính hiệu quả cao, đề tài này đã được đánh giá xuất sắc và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng Độc quyền sáng chế.
Một sản phẩm khác đã được Phòng Công nghệ thân môi trường đã nghiên cứu thành công là nước súc miệng nano có khả năng sát khuẩn, làm sạch miệng, sát khuẩn họng, không độc hại.
Cũng tại hội thảo, ứng dụng vật liệu nano trong xử lý ô nhiễm không khí của TS. Lê Thanh Sơn (Phó Trưởng phòng Hóa lý môi trường, Viện Công nghệ môi trường), chế tạo vải than hoạt tính để làm mặt nạ phòng độc rất hiệu quả của Ths. Bùi Văn Tài (Viện Hóa học vật liệu)...