Các bệnh viện vật vã chống nóng cho bệnh nhân
- Nắng nóng gay gắt, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân tiết kiệm điện
- Bắc Bộ và Hà Nội bắt đầu vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng
- Nắng nóng trên 39 độ còn kéo dài tới 23-6
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB chỉ đạo các bệnh viện bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt mát thông thoáng cho người bệnh trong thời gian chờ khám; lắp điều hòa nếu có điều kiện; cung cấp nước uống miễn phí; bố trí đủ bàn khám….
Các bệnh viện cũng tổ chức tiếp đón nhanh chóng, giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh; tăng cường phân luồng, cách ly, nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện; bảo đảm đủ thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng phương tiện cấp cứu các trường hợp do nắng nóng bất thường gây ra như tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ do nóng hô hấp, tiêu hóa… Các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác....
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tăng ở một số bệnh viện. |
đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng; không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;
Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường…
Cũng trong dịp này, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện chống nóng cho người bệnh đến khám và điều trị. Bổ sung quạt, bạt che, đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt cho người bệnh.
Có phương án giảm tải khu vực khám bệnh, nơi thu viện phí… giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; hạn chế tình trạng nằm ghép, với các khoa hồi sức, nhi, sản, phòng cấp cứu phải có đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.
Đồng thời, các đơn vị tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về sơ cấp cứu, xử lý các trường hợp say nắng, say nóng, các bệnh dịch thường gặp trong mùa nắng, nóng…
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng, cách ly điều trị những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, phòng lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế.
Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não mô cầu, tiêu chảy cấp… khiến cho số người mắc bệnh có thể gia tăng.
Chính vì vậy, từng đơn vị cần có kế hoạch, phương án tiếp nhận, xử trí, điều trị cho những trường hợp mắc bệnh dịch truyền nhiễm.
Các đơn vị kể cả khối dự phòng và điều trị phải sẵn sàng nhân lực, cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh mùa hè, chủ động trong công tác phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trên địa bàn. Đặc biệt, tuyên truyền cho người dân về các nội dung phòng chống nắng, nóng cũng như hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, chủ động bảo vệ sức khỏe.
Những ngày nắng nóng kỷ lục đang diễn ra, số lượng bệnh nhân bị đột quỵ vào các bệnh viện cấp cứu gia tăng đáng kể. Trong đó, phải kể là bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Nhi, Bệnh viện lão khoa, Bệnh viện Thanh Nhàn vv…
Theo BS Nguyễn Văn Lâm- Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), thời tiết đang nắng nóng đỉnh điểm, Khoa hiện điều trị gần chục ca viêm não Nhật Bản, đều là những ca nặng. Điều đặc biệt của mùa dịch bệnh viêm não Nhật Bản năm nay là độ tuổi mắc lớn hơn. Thông thường, bệnh xảy ở độ tuổi 2 - 8 tuổi, nhưng năm nay, lứa tuổi nhập viện cao hơn, khoảng 8-12 tuổi, đa số các bệnh nhi vào viện đã ở tình trạng nặng. Đa phần các bậc phụ huynh không nhớ tiền sử tiêm chủng của con. Đáng lưu ý khi bệnh viêm não Nhật Bản để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của các cháu. Theo BS. Lâm, có trẻ liệt tứ chi, nhiều cháu phải mở khí quản để thở máy kéo dài. Di chứng để lại rất nặng nề. Còn ở Bệnh viện Thanh Nhàn, BS.CKII Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu, cho biết, trong những ngày nắng nóng này, bệnh nhân bị tai biến do huyết áp tăng cao. Hầu hết họ đều được điều trị huyết áp trước đó nhưng không kiểm soát đúng liệu trình, cộng với thời tiết nắng nóng, gây đứt mạch máu não. Thời tiết nắng nóng cao, lại kéo dài, khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng bệnh, dẫn tới số người mắc tăng huyết áp cao hơn hẳn. Mỗi ngày có 5-6 ca tai biến mạch máu não và đều phát hiện muộn, do chỉ nghĩ bị say nắng. Vì thế, khi đến bệnh viện rất khó xử trí, tỷ lệ di chứng nặng nề hơn người đến sớm. |