Hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm y tế
- Bắt tội phạm ma tuý, 8 chiến sĩ công an tỉnh Hưng Yên có nguy cơ nhiễm HIV
- Xét nghiệm HIV sớm - hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con
Các đại biểu tham luận tại Hội nghị. |
Nhưng, sau năm 2018 các nguồn viện trợ trên giảm dần. Do vậy, ngày 31-7-2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1125/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế và dân số, trong đó có Dự án PC HIV/AIDS với nội dung quy định “Thuốc kháng vi rút HIV từ năm 2019 thanh toán từ quỹ BHYT đối với đối tượng có thẻ BHYT, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc từ quỹ BHYT do ngân sách Chương trình thanh toán”.
Tại ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu tham dự Hội nghị đều cho rằng, người nhiễm HIV/AIDS không tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí. Tổng chi phí điều trị trung bình đối với bệnh nhân bậc I là 5 triệu đồng/năm và 18 triệu đồng/năm với bệnh nhân điều trị bậc II.
Vì thế, nếu bệnh nhân không có khả năng thanh toán sẽ dẫn đến bỏ điều trị, kháng thuốc và thất bại điều trị, làm gia tăng sự lây nhiễm HIV cho cộng đồng. Việc điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV) là quá trình liên tục và suốt đời nên việc tham gia BHYT đối với người nhiễm HIV/AIDS là hết sức cần thiết, giúp họ có nguồn lực tài chính bền vững nhằm duy trì điều trị.
Hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT. |
Bà Dương Thúy Anh, Đại diện Cục PC HIV/AIDS Việt Nam phân tích, tính đến tháng 3-2018 tỷ lệ bao phủ BHYT trong bệnh nhân điều trị ARV, tại 63 tỉnh/thành phố là 83,4%. 5 tỉnh/thành phố đạt 100% là: Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Cà Mau; một số tỉnh có độ bao phủ giảm đáng kể như: Quảng Ninh, Đồng Nai.
Phát biểu tại Hội nghị, GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng: “Việc thanh toán đối với bệnh nhân HIV qua BHYT là bắt buộc được thể chế bằng Luật. Vì vậy, các các địa phương triển khai sớm càng tốt. Kiện toàn cơ sở điều trị ARV, khẩn trương ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội (BHXH). Đề nghị các địa phương xây dựng ngay kế hoạch điều trị bệnh nhân HIV từ các nguồn viện trợ sang điều trị BHYT. Cần thiết phải lập cơ sở dữ liệu Quốc gia về HIV/AIDS.
Đối với ngành y tế không phát triển thêm các phần mềm quản lý mà nên hỗ trợ BHXH triển khai thực hiện phần mềm. Các tỉnh, thành phố khẩn trương đảm bảo 100% bệnh nhân HIV có thẻ BHYT. Xây dựng kế hoạch có ngân sách đồng chi trả, tham mưu cho UBND trình HĐND tỉnh, thành phố phê duyệt. Vì theo quyết định của Thủ tướng, đồng chi trả đối với bệnh nhân HIV có thẻ BHYT là không yêu cầu đối tượng này đồng chi trả mà tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ. Đề nghị BHXH sớm có hướng dẫn cụ thể như: thanh toán đồng chi trả, biểu mẫu,…