(SỐC) Hơn 80% dược liệu nhập về Việt Nam không rõ nguồn gốc
Như vậy, hầu hết số dược liệu trên thị trường đều không có nguồn gốc xuất xứ, được nhập lậu từ các đường tiểu ngạch, không chính thống…Đây là thông tin này được đưa ra tại hội nghị tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14-9.
Đặc biệt, nhiều đại biểu còn cho biết, có không ít người vì lợi nhuận mà sẵn sàng làm những điều có hại cho người sử dụng phải các loại dược liệu, như phun tẩm chì vào tam thất cho có màu đẹp; dán keo vào nấm linh chi cho bắt mắt; tẩm diêm sinh vào các loại dược liệu khác để chống mốc…
Nhiều cơ sở còn trà trộn dược liệu liệu loại 2-3 vào với dược liệu loại 1 rồi bán với giá trên trời, khiến người bệnh vừa mất tiền oan mà bệnh rất lâu vẫn không khỏi. Dược liệu nhập chủ yếu là các loại dược liệu đã chiết suất hoạt chất thành chất dược liệu tốt bán ở nước sở tại rồi mới chiết suất lần 2, lần 3 để bán sang Việt Nam với giá bằng 1/4, 1/3 giá dược liệu trong nước.
Nhiều loại dược liệu không có nguồn gốc được bán trên thị trường |
Thực tế mới đây, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện một xe ôtô tải vận chuyển khoảng 6 tấn rễ, vỏ cây là nguyên, dược liệu để làm thuốc bắc. Đây là số hàng có xuất xứ từ Trung Quốc và khi mua bán không hề có hóa đơn, chứng từ.
Tháng 4-2016, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cũng từng bắt quả tang 1 xe tải có 5,3 tấn dược liệu, trong đó, một số loại dược liệu có bao bì ghi chữ Trung Quốc. Tài xế đã không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn hợp lệ liên quan đến số dược liệu trên.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra: Gần đây một số người còn nhập xác thuốc từ nước ngoài về để bán kiếm lời. Xác thuốc hay dược liệu rác thì không thể chữa khỏi bệnh. Để xảy ra điều này trách nhiệm thuộc về của cơ quan quản lý, mà cụ thể là của Cục Quản lý Y dược cổ truyền.
Rõ ràng, bên cạnh số lớn dược liệu được không rõ nguồn gốc, thì người tiêu dùng còn đang phải đối mặt với những loại dược liệu kém chất lượng, do một số cá nhân, đơn vị hám lợi gây ra.
Theo một số lương y, có nhiều loại thuốc bị làm giả như hồng hoa, hà thủ ô đỏ, kim ngân, hoài sơn..., thậm chí, bảo quản bằng chất độc như lưu huỳnh, chì, kẽm, thủy ngân.
Nguyên liệu nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc nên người dân không thể phát hiện hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu còn tồn dư trong thuốc. Trong khi, hậu quả của việc sử dụng các loại dược liệu này không nhỏ. Dùng quá liều sẽ bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây tử vong.
Dược liệu được nuôi trồng đúng tiêu chuẩn. |
Thực tế đáng lo ngại là hiện nay đa số dược liệu đều được nhập ở nước ngoài, trong khi trình độ kiểm soát của chúng ta còn chưa đáp ứng. Thực trạng này mang đến nhiều nguy cơ cho người bệnh, đồng thời, còn khiến ngành y học cổ truyền của Việt Nam sẽ dần dần bị triệt tiêu.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, do đặc thù riêng của dược liệu liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, vi phạm về lĩnh vực này rất đa dạng: Dược liệu có tạp chất, không đúng loài, dược liệu bị làm giả, nhiều vị không đạt về hàm lượng như cam thảo, sâm vài mẫu …Mà, những vi phạm này ở diện rộng chứ không khu trú ở nhóm nào. Đặc biệt, các vi phạm này được phát hiện từ dược liệu nhập từ Trung Quốc.