Thiết bị siêu nhỏ giúp phụ nữ hiếm muộn thụ thai tự nhiên

Chủ Nhật, 23/09/2018, 16:03

Một thiết bị không lớn hơn đồng 5 xu đã được phát triển để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn thụ thai tự nhiên.

Các bác sĩ chuyên khoa sản công tác tại một phòng khám sinh sản trực thuộc Đại học Southampton đã tạo ra một thiết bị cấy ghép siêu nhỏ để theo dõi oxy, độ pH và nhiệt độ bên trong tử cung. Họ muốn sử dụng thiết bị để tìm hiểu môi trường bên trong tử cung khỏe mạnh phải trông như thế nào bằng cách so sánh thông số từ những phụ nữ có thể mang thai so với những người khó khăn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Anh, cứ 7 cặp vợ chồng sẽ có 1 trường hợp gặp khó khăn khi cố gắng thụ thai, tương đương khoảng 3,5 triệu người dân nước này. Vô sinh-hiếm muộn có thể do nhiều yếu tố gây ra và có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng có khoảng ¼ trường hợp bác sĩ không thể xác định nguyên nhân chính xác.

“Hiện tại, khám vô sinh phải mất nhiều thời gian và một số cặp vợ chồng không nhận được chẩn đoán chính xác cho vấn đề của họ,” giáo sư Ying Choeng, một chuyên gia y sinh sản, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Một phụ nữ Anh mang thai sắp sinh. Ảnh minh họa: The Independent

“Chúng tôi muốn giúp biết rõ một môi trường tử cung khỏe mạnh trông như thế nào, và thực hiện việc đo thông số trong bụng người mẹ đơn giản như đọc huyết áp,” ông Ying giải thích.

Thiết bị mới có thể cấy ghép trông giống như một viên thuốc tránh thai, và được dự định duy trì tại chỗ trong một tuần.

Khi ở bên trong tử cung, thiết bị kết nối mạng không dây truyền thông số đến một vi mạch chứa dữ liệu gắn với một bộ đồ lót đặc biệt được bệnh nhân mặc. Sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc, bác bác sĩ tháo thiết bị và phân tích dữ liệu đã được thu thập.

“Chúng tôi rất vui mừng về tác động tích cực mà thiết bị này được thử nghiệm tại Bộ Y tế và trên bệnh nhân trong tương lai,” giáo sư Ying cho biết.

“Nó không chỉ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các vấn đề sinh sản và có khả năng giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân mà còn có tiềm năng đây hứa hẹn trong việc phát triển phương pháp mới điều trị vô sinh-hiếm muộn,” chuyên gia phân tích.

Nhiều người gặp khó khăn khi thụ thai tự nhiên phải chuyển sang thụ tinh ống nghiệm, có cơ hội thành công hạn chế và chi phí hơn 152 triệu đồng cho một lần thực hiện thủ thuật nếu điều trị theo yêu cầu riêng.

Nghiên cứu của giáo sư Chương sẽ tiếp nhận phụ nữ từ các phòng khám vô sinh và hoài thai cũng như người không có vấn đề về sinh sản tham gia thực nghiệm.

Ban đầu họ sẽ kiểm tra mức độ an toàn và hiệu quả đối với 30 phụ nữ đến từ phòng khám sinh sản trực thuộc Đại học Southampton.

“Phần thú vị nhất vẫn chưa đến. Nếu chúng tôi có thể chứng minh thiết bị này hoạt động an toàn và hiệu quả, thì nó có thể tạo ra thay đổi lớn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản,” giáo sư Ying chia sẻ với Báo Độc lập (The Independent) của Anh hôm 23-9.

Trúc Phạm
.
.
.