Thống đốc Ngân hàng nói gì về khoản vay 50.000 tỷ dự án cao tốc Bắc Nam?
- Đầu tư cao tốc Bắc - Nam cần tính đến hiệu quả, tầm nhìn dài hạn
- Xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam theo phương án như thế nào?
- Dự kiến phí cao tốc Bắc - Nam 1.500 đồng/km
- Thu hẹp quy mô dự án cao tốc Bắc Nam
- Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư lo ngại 70.000 tỷ chưa có chỗ tiêu vì cao tốc Bắc Nam “khó” được ủng hộ
Trước đó, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng đã đặt câu hỏi chất vấn về việc lãi suất cho vay của các dự án BOT cao, nên tín dụng tập trung vào các dự án này và các dự án bất động sản, khiến dự án khác khó vay, tín dụng không chảy vào đúng nơi cần.
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc cho biết: Theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ dòng tín dụng vào các dự án rủi ro như bất động sản và BOT. Dư nợ BOT hiện nay thấp hơn trước, với tỷ trọng 1,5% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, nợ xấu cũng được kiểm soát ở mức rất thấp.
Về bất động sản, 10 tháng đầu năm cho vay với tỷ trọng 6,5%, trong khi năm ngoái là hơn 7%, đã có giảm, kiểm soát được rủi ro và dành tín dụng cho sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng thừa nhận, nhu cầu vay của các dự án BOT và bất động sản vẫn rất lớn, nên NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt và chỉ tiếp tục cho vay nếu dự án khả thi và tổ chức đi vay có năng lực thực sự.
ĐB Trần Hoàng Ngân lo ngại về khả năng cấp vốn của hệ thống ngân hàng cho cao tốc Bắc - Nam |
Câu trả lời này của Thống đốc đã làm ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM, nguyên là Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng) lo lắng, khi dự án cao tốc Bắc Nam cần huy động đến 63.000 tỷ đồng, trong đó từ hệ thống ngân hàng là trên 50.000 tỷ đồng.
“Thống đốc nói sẽ kiểm soát chặt chẽ cho vay các dự án BOT, tôi cho là rất chính xác, cần kiểm tra hiệu quả đầu tư. Một yếu tố có thể gây tắc nghẽn là số vốn cần cho cao tốc Bắc Nam vượt quá khả năng cho vay của hệ thống tín dụng do ràng buộc pháp lý - không được sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn; không được cho vay vượt quá 15% vốn chủ sở hữu... Vậy mong Thống đốc trả lời về vấn đề này để ĐB yên tâm bấm nút” – ĐB Trần Hoàng Ngân bày tỏ.
Đáp lời ĐB, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa nhận: Đây là vấn đề rất lớn. Nhu cầu vốn cho cao tốc là rất quan trọng, nhưng vấn đề rủi ro của hệ thống ngân hàng cũng quan trọng không kém.
“Vừa qua, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, không phải hệ thống ngân hàng không cho vay với các dự án BOT giao thông, mà yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thẩm định tài chính dự án để đảm bảo khả thi, đặc biệt là năng lực tài chính của nhà đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thực sự.
Nếu dự án khả thi thì vẫn cho vay, nhưng kiểm soát rất chặt việc sử dụng vốn của nhà đầu tư. Cho vay hay không còn phụ thuộc vào các tuyến đường. Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ GTVT để làm rõ vấn đề vốn của các dự án. Nếu khả thi về tài chính thì vẫn sẽ cho vay, nhưng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro về kỳ hạn là không thể coi thường.
Các dự án BOT thường vay 15 – 20 năm, thậm chí cao hơn, nguồn vốn rất lớn đến từ hệ thống ngân hàng – vốn huy động ngắn hạn, nên rủi ro chênh lệch kỳ hạn là rất lớn” – Thống đốc nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ĐB Nguyễn Văn Cảnh, người từng đề xuất bán đấu giá biển số xe đẹp, số điện thoại đẹp... để thu tiền, một lần nữa có đề xuất việc Nhà nước có chính sách “bán quyền đi lại tự do” cho chủ phương tiện, người dân để thu tiền làm được và “thoát” khỏi một số dự án BOT giao thông hiện đang bị phản đối.
Theo ĐB khảo sát, một xe tải thường đi khoảng 6, 7 chuyến/tháng, phí là 5 triệu đồng cho các trạm BOT từ Bắc vào Nam. Như vậy, mỗi xe sẽ phải chi trả khoảng 400 triệu/năm. Nếu số tiền này, chủ phương tiện không trả cho các dự án BOT mà “mua” quyền đi lại từ Nhà nước, thì có thể thu được một lượng vốn không nhỏ.