Phí cao tốc Bắc Nam sẽ là bao nhiêu?
- Quốc hội “quyết” số phận cao tốc Bắc Nam
- Thống đốc Ngân hàng nói gì về khoản vay 50.000 tỷ dự án cao tốc Bắc Nam?
- Có nên xây trục đường cao tốc Bắc - Nam cùng với đường sắt tốc độ cao?
- Dự kiến phí cao tốc Bắc - Nam 1.500 đồng/km
- Thu hẹp quy mô dự án cao tốc Bắc Nam
Nếu nhà nước bớt vốn thì không khả thi
Trước khi thông qua chủ trương đầu tư dự án này, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị minh bạch giữa ngân sách và thu phí; các dự án BOT thì ngân sách chỉ hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí lập thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, quyết toán... còn chi phí xây dựng nhà đầu tư bỏ toàn bộ sau đó thu phí hoàn vốn. Tuy nhiên, bên cạnh khẳng định “toàn bộ các dự án thành phần đã được rà soát, đánh giá cụ thể khả năng thu hồi vốn, trên cơ sở đó tính toán mức vốn nhà nước cần tham gia đầu tư để đảm bảo dự án khả thi”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nếu Nhà nước chỉ tham gia mức độ đó, dự án sẽ không khả thi.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “khác với Quốc lộ 1 là tuyến cải tạo, nâng cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, đường bộ cao tốc là đường làm mới, yêu cầu về kỹ thuật rất cao nên chi phí đầu tư đường cao tốc lớn hơn nhiều; các dự án thành phần đều cần sự tham gia của Nhà nước (với các mức khác nhau phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn của từng dự án) để bảo đảm hiệu quả tài chính với thời gian hoàn vốn dưới 24 năm (thị trường tín dụng hiện tại chỉ xem xét, cung cấp tín dụng đối với các dự án PPP có thời gian hoàn vốn dưới 24 năm)”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra về dự án sáng 22-11 |
Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh: Theo kết quả tính toán, trường hợp ngân sách chỉ hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chi phí lập, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, quyết toán... tương ứng với mức vốn nhà nước khoảng 25% tổng mức đầu tư các dự án PPP, thì thời gian thu hồi vốn đầu tư (75% còn lại) sẽ tăng lên khoảng gần 40 năm, dẫn đến không thể huy động được vốn tín dụng để triển khai nên không bảo đảm hiệu quả tài chính.
Do vậy, ngoài 3 dự án được đầu tư công (100% vốn nhà nước) là dự án Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 chiếm khoảng 14.600 tỷ đồng vốn, ngân sách sẽ tham gia bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (xác định theo mặt bằng giá quý II năm 2017) khoảng 14.155 tỷ đồng; và gần 28.000 tỷ khác "hỗ trợ xây dựng các dự án BOT” – theo Tờ trình số 487 ngày 21/10 của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện chưa rõ phần "hỗ trợ xây dựng” này cụ thể nằm ở các hạng mục nào.
Phí sẽ từ 1.500 đồng/km tăng dần lên 3.400 đồng/km – ”không cao so với mặt bằng cao tốc”
Về mức thu phí, một số ý kiến đại biểu đề nghị đánh giá tác động cụ thể hơn đối với giá sử dụng dịch vụ và cơ chế ủy quyền đối với trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Qua phân tích, đánh giá từng phương án, để đảm bảo nguyên tắc “phù hợp với khả năng thanh toán của người sử dụng, có khả năng cạnh tranh” làm cơ sở để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, phương án “xác định mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ trong vòng đời dự án” là phù hợp và đa số các ý kiến ĐBQH hội thống nhất với phương án này.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và thể hiện tại khoản 3 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết theo hướng giá sử dụng dịch vụ đường bộ của Dự án theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, phù hợp với khả năng chi trả của người dân và bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của nhà đầu tư và lợi ích của nhà nước. Bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá. Đối với trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư đa số các ý kiến ĐBQH thống nhất với phương án ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để bảo đảm tính cấp bách, kịp thời cho Dự án.
Về ý kiến đề nghị xem xét nhất là mức giá và phương thức thu giá dịch vụ của Dự án (Bộ trưởng Bộ GTVT báo cáo trình Quốc hội bình quân 2.500 đồng/km bước đầu xin thu những năm đầu từ 1500 đồng/km và tăng dần đến cuối kỳ là 3.400 đồng/km), vì mức giá này là quá cao so với cao tốc TP. HCM - Trung Lương (khoảng 1.000 đồng/km), Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích: Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương được đầu tư toàn bộ bằng ngân sách nhà nước và bán quyền thu giá để tạo nguồn thu ngân sách đến năm 2020. Mức thu giá hiện tại dự án là 1.000 đồng/km, theo lộ trình dự kiến mức thu giá năm 2020 khoảng 1.700 đồng/km để đầu tư cho đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Mức thu giá dự kiến của các tuyến thuộc Dự án nhìn chung không cao so với mặt bằng chung của các dự án cao tốc khác.