Nếu bỏ biên chế ngành giáo dục, nên bỏ toàn hệ thống
- Bỏ biên chế giáo viên là khó khăn, nhưng không thể không làm
- Thừa biên chế, giáo viên và hiệu trưởng được “bổ nhiệm” làm bảo vệ
- Bộ Giáo dục chia sẻ vấn đề "biên chế" đang gây bão dư luận1
- Thiếu triết lý giáo dục như thể thiếu bộ định vị khi đi đường
Việc bỏ biên chế đối với giáo viên, ĐB lưu ý: Đối với các cô giáo vùng cao, dạy ở những ngôi trường cheo leo, qua những con đường xe ô tô không thể đến được, các y bác sỹ công tác tại vùng cao, thì sẽ thấy họ vẫn cố gắng làm việc vì niềm tin vẫn ở trong biên chế, vẫn còn là công chức nhà nước.
Do vậy, nếu bỏ công chức trong giáo dục, y tế cần những chính sách rất cụ thể cho từng vùng miền, có xét đến những đặc trưng về địa chính trị khác nhau, tránh sự sụp đổ của mạng lưới phải mất rất nhiều năm mới xây dựng được.
“Ngoài ra, khi trao quyền lực lớn cho các hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện, nếu không có sự tuyển chọn và đào tạo kỹ càng, hoàn toàn có khả năng rơi vào tình trạng “trao trứng cho ác”. Việc trao quyền chỉ thực hiện khi có cơ chế rõ ràng, mạch lạc, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, song song với đó là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị theo cơ chế mới. Hiện nay các khóa đào tạo về quản trị giáo dục thường sử dụng những tài liệu cũ, ít cập nhật” – ĐB cảnh báo.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu |
ĐB cũng cho rằng, chúng ta đang đứng trước cách mạng khoa học – công nghệ 4.0, có rất nhiều phần mềm giảng dạy, quản lý có thể sử dụng trong giáo dục, qua đó giúp mọi người biết chất lượng công việc của từng người trong hệ thống, nhà trường có thể dễ dàng theo dõi giáo viên có làm việc tốt hay không, có hoàn thành nhiệm vụ hay không? Ngược lại, phụ huynh học sinh cũng có thể thường xuyên biết được kết quả học tập của con em mình, chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, năng lực quản lý của Nhà trường. “Đừng nghĩ chuyện đó còn lâu mới xảy ra. Trước đây, có ai đã từng nghĩ là Uber, Grab có thể làm khuynh đảo taxi và xe ôm truyền thống? Việc áp dụng công nghệ cho quản lý giáo dục là việc rất nên làm” – ĐB khuyến nghị.
Đáng chú ý, ĐB cho rằng: Nếu bỏ biên chế y tế và giáo dục thì nên bỏ biên chế của toàn bộ hệ thống; trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh; như hầu hết các nước trên thế giới. Vì nếu bỏ biên chế sẽ làm cho ngành y tế, ngành giáo dục tốt hơn, thì tại sao các ngành quản lý hành chính, các DN... lại không tốt hơn? Có như vậy mới bỏ được tâm lý chạy một suất biên chế cho người nhà mình.
Tuy vậy, ĐB vẫn cho rằng việc “bỏ biên chế ngành giáo dục không quan trọng bằng đổi mới ngành giáo dục. Đổi mới giáo dục là tất yếu vì nhược điểm của ngành này ngày càng nhiều. Dù vậy, phải lưu ý, đổi mới không có nghĩa là xóa bỏ cái cũ. Đổi mới sẽ tiêu một khoản thuế không nhỏ của nhân dân, mà hiệu quả không phải ngày một, ngày hai, mà hàng chục năm sau mới thấy được. Những nhà lãnh đạo, những người xây dựng chương trình giáo dục khi phê phán chương trình cũ xin đừng quên rằng chính họ được đào tạo trong hệ thống đó và thành công như hiện nay. Ý kiến cá nhân của tôi là hãy tạo ra một chương trình giáo dục mở, đừng cứng nhắc các tiêu chí, bắt học sinh trở thành bác học với một mớ kiến thức khổng lồ, tài đức vẹn toàn...”
Thêm vào đó, ĐB cho rằng việc trường học, bệnh viện từ khu vực sự nghiệp công chuyển sang hoạt động như mô hình DN tạo ra một mô hình rất mới, nhưng sau đó đã xảy ra việc các bệnh viện bị xuất toán hàng loạt khoản bảo hiểm y tế, giáo viên vùng cao đồng loạt bỏ biên chế, các bệnh viện lạm dụng kỹ thuật cao trong y tế diễn ra tràn lan... Vì vậy, ĐB rất mong Chính phủ thận trọng khi triển khai chính sách này.