Kiểm toán thêm 24 dự án BOT, giảm trừ gần 63 năm thu phí
- BOT- Chủ trương đúng, vì sao nhiều hệ lụy?
- Hé lộ nhiều “tiểu xảo” làm BOT3
- Nhà đầu tư dự án BOT - “tay không bắt giặc”?!
- Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ
- Vì sao các trạm thu phí BOT liên tục bị phản ứng?
Trước đó, kết quả kiểm toán 27 dự án năm trước đã giảm trừ được hơn 107 năm thu phí.
Cũng theo Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, khoảng 1 tháng nữa, tất cả 24 báo cáo kiểm toán này sẽ được công bố. Tuy nhiên, tựu chung lại, các dự án lần này vẫn phạm các lỗi “truyền thống” như chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu chưa đủ năng lực và kinh nghiệm, vị trí đặt trạm chưa hợp lý.
Về các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước sau khi kiểm toán, ông Hồ Đức Phớc cho biết: Chủ yếu vẫn là các tồn tại như đã nêu trước đây, nhưng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh thêm việc tăng cường công khai, minh bạch; (làm các dự án BOT giao thông) phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng; phải tập trung giám sát chất lượng và khối lượng công trình như đầu tư bằng vốn ngân sách; phải quyết toán sớm các dự án và tính toán doanh thu, chi phí chính xác để có thời gian thu phí một cách đúng đắn nhất, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích của nhân dân, của nhà nước nữa.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc |
“Thực ra mà nói, BOT là một hình thức tốt. Nếu không làm BOT thì không tìm ra nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Còn việc những sai sót thường có, ví dụ về doanh thu (tính toán sai lưu lượng xe qua lại, mức phí, trạm thu phí, ký hợp đồng thời gian thu phí); rồi chi phí đầu tư (chẳng hạn đội phí vượt quá mức cho phép); hoặc chất lượng công trình (khi phê duyệt thiết kế, dự toán và giám sát thi công không được chặt chẽ, vì khi đó có quan điểm đây vốn tư nhân, nên phần khuất, phần chìm, phần kết cấu chịu lực không được nghiệm thu)... là những thứ đang tồn tại thì hoàn thiện lại để giai đoạn sắp tới thu hút BOT tốt hơn” – Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Trước câu hỏi về việc liệu thời điểm Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán các dự án BOT giao thông có muộn, vì như trên đã nêu, ban đầu, các dự án BOT được coi là các dự án tư nhân, nên các quy trình kiểm soát không chặt chẽ như đầu tư công, ông Hồ Đức Phớc cho biết: Kiểm toán Nhà nước có thể nói là vào sớm nhất trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra.
“Về nguyên tắc, bao giờ cũng phải kiểm toán sau; sau khi có khối lượng, sau khi có công trình. Nếu là kiểm toán chi phí thì phải kiểm tra chi phí trực tiếp, gián tiếp và chế độ chính sách khác. Nếu có điều kiện có thể kiểm toán hiện trường, kiểm toán chất lượng công trình, còn những chỗ nào không đủ điều kiện nhân lực, phương tiện thì thôi”.
Tuy nhiên, ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: “Riêng doanh thu là phải kiểm toán trên hiện trường. Doanh thu là phải xác định lưu lượng xe cộ qua lại trên thực địa, từ đó mới tính được doanh thu có sát thực tiễn hay không, mới quay trở lại quy chiếu ra được thời hạn thu hồi vốn là bao nhiêu, để xác định thời hạn thu phí cho chính xác”. Do đó, ông Hồ Đức Phớc đánh giá quan điểm cho rằng kiểm toán vào muộn sẽ khó có thể kiểm toán chính xác công trình là “không đúng”, vì “thường là công trình khởi công, có khối lượng - thường là 70% khối lượng, mới kiểm toán chi phí tốt. Còn kiểm toán tuân thủ có thể vào đánh gia ngay việc thủ tục đầu tư có đúng hay không, dự án phê duyệt có đúng hay không, chỉ định thầu có đúng hay không... Đó là giai đoạn gọi là tiền kiểm toán”.
Trước đó, báo cáo kiểm toán 2016 của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập sau khi kiểm toán 27 dự án BOT, bao gồm: Ngoài các hạn chế sai sót trong quá trình đầu tư, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT còn bộc lộ nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Các dự án BOT chưa có tiêu chí lựa chọn dự án; hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định Nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu; xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót; xác định tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm cả phần thuế GTGT được Nhà nước hoàn lại; xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế; nghiệm thu, thanh toán còn sai sót (kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2016 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng); góp vốn chủ sở hữu chưa đúng tỷ lệ cam kết; tiến độ thi công chưa đảm bảo; chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí để xác định lưu lượng phương tiện giao thông thực tế qua trạm thu phí; khoảng cách một số trạm thu phí không đảm bảo quy định tối thiểu 70km.
Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán (năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 01 tháng, 12 ngày (Dự án công trình mở rộng QL1 đoạn Km 1488-Km1525, tỉnh Khánh Hòa).
Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT: Bổ sung tiêu chí đánh giá năng lực quản lý đầu tư các dự án ngành GTVT vào các quy định đánh giá lựa chọn Nhà đầu tư dự án BOT giao thông và đưa thêm chủ thể đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào hợp đồng BOT và nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp, chế tài xử lý trong quá trình triển khai thực hiện dự án; Nghiên cứu và đưa ra cơ chế kiểm soát lưu lượng phương tiện qua trạm, kiểm soát doanh thu thực tế của dự án để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thực hiện dự án BOT giao thông, đồng thời khẩn trương chỉ đạo các Nhà đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu phí không dừng; Quy định về việc thường xuyên công khai, cập nhật lưu lượng phương tiện, doanh thu hoàn vốn, thời gian thu phí hoàn vốn của dự án BOT khi đàm phán và ký kết hợp đồng BOT; Quyết toán các dự án BOT đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý dự án BOT giao thông chặt chẽ, hiệu quả.
Danh sách các dự án BOT được kiểm toán năm nay gồm khá nhiều dự án “tai tiếng”, trong đó có cả trạm Cai Lậy (Tiền Giang). Cụ thể, đó là dự án cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang; dự án Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình; trạm Bến Thủy.... Danh sách cụ thể các dự án được kiểm toán theo kế hoạch được công bố của Kiểm toán Nhà nước như sau: 1. Dự án nâng cấp, mở rộng QL14 Đoạn Km817+00 - Km887+00 theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km1212+400 - Km1265, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km1125 - Km1153, tỉnh Bình Định theo hình thức hợp đồng BOT 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT 3. Đầu tư xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn từ QL2 đến Hương Nộn và nâng cấp, mở rộng QL32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà, tỉnh Phú Thọ theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn, thành phố Hải Phòng theo hình thức hợp đồng BOT 4. Dự án đầu tư xây dựng công trình QL1, gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km1063+877-Km1092+577, tỉnh Quảng Ngãi theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT 5. Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km2118+600 - Km2127+320,75 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng của Quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng theo hình thức hợp đồng BOT; Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn cửa ngõ phía Bắc thành phố Bạc Liêu (Km 2169+056,65 - Km 2178+126,79) và xử lý một số vị trí ngập nước trên Quốc lộ 1, tỉnh Bạc Liêu theo hình thức hợp đồng BOT 6. Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức hợp đồng BOT 7. Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao khác mức tại điểm giao cắt giữa QL46 với đường sắt Bắc Nam tại lý trình Km321+333 theo hình thức hợp đồng BOT và 03 Hạng mục (Hạng mục xây dựng nút giao khác mức giữa QL1 (Km468+450) và Đoạn nối QL8B cũ tỉnh Hà Tĩnh; Hạng mục sửa chữa cầu Bến Thủy (cũ) Km467+500, Quốc lộ 1; Hạng mục xây dựng cầu Yên Xuân, tỉnh Nghệ An theo hình thức hợp đồng BOT) thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Nam cầu Bến Thủy - Tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh theo hình thức hợp đồng BOT 8. Dự án đầu tư xây dựng Cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh thành phố Biên Hòa theo hình thức hợp đồng BOT 9. Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14+000 đến Km50+889 theo hình thức hợp đồng BOT 10. Dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT 11. Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km123+105,17-Km268+000, tỉnh Lâm Đồng theo hình thức BOT kết hợp BT 12. Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Mỹ Lợi (Km34+826-QL50) 13. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 theo hình thức hợp đồng BOT 14. Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Phủ Lý và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km216+775 - Km235+855 tỉnh Hà Nam theo hình thức hợp đồng BOT 15. Dự án đầu tư cầu Việt Trì mới dành riêng cho giao thông đường bộ qua sông Lô trên Quốc lộ 2 theo hình thức hợp đồng BOT 16. Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Thị xã Ninh Hòa Km0 - Km2+897 và cải tạo nâng cấp tuyến Quốc lộ 26 đoạn Km3+411 - Km11+504 tỉnh Khánh Hòa và Km91 - Km98+800 tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT 17. Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1525+000 - Km1551+400, Km1563+000 - Km1567+500, Km1573+350 - Km1574+500, Km1581+950 - Km1584+550, Km1586+000 - Km1588+500 tỉnh Ninh Thuận theo hình thức hợp đồng BOT 18. Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 38 đoạn từ cầu Yên Lệnh - nút giao Vực Vòng theo hình thức hợp đồng BOT. |