Bộ Công Thương kiểm tra sự cố vỡ đập thải thiếc
- Khu xử lý chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường
- Rửa cốc nến bằng hóa chất rồi thải ra môi trường
- Các định nguyên nhân vụ nổ tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
- Các công nhân bị bỏng ở Nhiệt điện Vĩnh Tân hiện giờ ra sao?
Như vậy, chỉ trong 1 tuần qua, Bộ Công thương đã phải 2 lần cử đoàn công tác xử lý các sự cố cháy nhà máy nhiệt điện và vỡ đập chất thải khai thác thiếc lần này.
Tổ công tác do Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp Tô Xuân Bảo làm trưởng đoàn, cùng với đại diện Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị chức năng sẽ lên đường vào Nghệ An sáng sớm ngày mai 13-3. Theo báo cáo của TKV, sự cố xảy ra tại đập thải xí nghiệp thiếc Suối Bắc thuộc Công ty cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh.
Bùn tràn ra môi trường sau sự cố (Ảnh: Tây An) |
Đến thời điểm hiện tại, sự cố đã được các đơn vị chức năng kịp thời xử lý. Tuy nhiên, những tác động ảnh hưởng tới môi trường sẽ chưa thể chấm dứt trong ngày một ngày hai. Bộ Công Thương cũng cho biết, TKV đang tiếp tục tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan địa phương để thực hiện công tác điều tra, xác định nguyên nhân và tiếp tục khắc phục để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, không để các sự cố tương tự xảy ra, nhất là mùa mưa bão đang đến gần.
Trước đó, vào ngày 9-3, người dân xã Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát hiện đập chứa chất thải trên núi cao khoảng 700m bị vỡ, khiến khu vực suối Bắc xuất hiện rất nhiều bùn đen và nước thải màu vàng kèm theo cá chết chưa rõ nguyên nhân.
Cá ở ao của người dân chết sau sự cố (Ảnh: Tây An) |
Nước thải và bùn do sự cố này cũng chảy tràn ra ngoài, xâm nhập vào ao nuôi cá của một số hộ dân ở xã Châu Thành cũng như các con suối thuộc các xã hạ du Châu Quang, Châu Cường, khiến cá và các sinh vật sinh sống ở đây bị chết, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bồi lấp. Được biết, tỉnh Nghệ An đã lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xác định nguyên nhân xuất phát đập chứa bùn thải của xí nghiệp thiếc Suối Bắc.
Đoàn kiểm tra liên ngành xác định, khu vực đập chứa chất thải bị vỡ là hố thải số 2. Đoạn đập chắn thải bị vỡ dài khoảng 12m; bên cạnh đó, thân đập còn có nhiều vết rạn nứt lớn có nguy cơ tiếp tục sạt lở. Sau đó, UBND huyện Quỳ Hợp đã yêu cầu Xí nghiệp trên ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cũng lấy mẫu bùn thải, nước và mẫu cá chết trên các khu vực sông, suối có hiện tượng cá chết để giám định, kiểm tra các chỉ số về môi trường, làm rõ nguyên nhân.