Lộ trình nào cho PVF?
- PVF chuyển nhượng 20 cầu thủ cho các CLB bóng chuyên nghiệp
- Đánh bại Viettel, PVF vô địch giải Bóng đá U17 Quốc gia 2020
- Đà Nẵng tiếp nhận 100 máy thở xâm nhập VFS 510 hỗ trợ các bệnh viện
Cuộc chuyển giao bất ngờ
Những ngày qua, thông tin Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF đổi chủ râm ran trong lòng người yêu bóng đá Việt Nam. Cũng vì thế khi Vingroup chính thức công bố sẽ trao tặng toàn bộ Trung tâm PVF cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (Văn Lang), nhiều ý kiến xoay quanh cuộc chuyển giao này lập tức rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
Với Vingroup, quyết định chuyển giao lại mảng đào tạo bóng đá trẻ là bước đi nhất quán của Tập đoàn trong việc tái cơ cấu hoạt động. Với việc dồn toàn lực cho kinh doanh cốt lõi là ôtô, xe máy và điện thoại, Vingroup cũng đã rút khỏi việc bán lẻ, nông nghiệp và hàng không.
PVF đã được đổi chủ. |
Một điểm đáng chú ý, Vingroup trao tặng toàn bộ cơ sở vật chất đã được đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp hàng đầu khu vực với các đội trẻ từ U12 đến U19 cho Văn Lang. Thời gian chuyển giao sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2021 đến 1/3/2021. Ngay sau khi tiếp quản PVF, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang sẽ tiếp tục triển khai đào tạo, vận hành cũng như đảm bảo đầy đủ quyền lợi đã cam kết với các học viên.
Văn Lang là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Văn Lang cũng đang hợp tác với Sài Gòn FC. Việc chuyển giao PVF về đơn vị hoạt động giáo dục và bóng đá chuyên nghiệp sẽ góp phần giúp PVF sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
“Xây dựng và phát triển Học viện bóng đá trẻ gắn với cộng đồng và văn minh là mong muốn chúng tôi ấp ủ từ lâu. PVF là cơ hội tuyệt vời để Văn Lang hiện thực hóa nhanh chóng và hiệu quả kế hoạch này. Với cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu Việt Nam và đội ngũ chuyên nghiệp của PVF, chúng tôi mong góp phần cung cấp nguồn cầu thủ chất lượng cao cho bóng đá Việt Nam trong đó có bóng đá TP.HCM”, ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Giáo dục Văn Lang cũng khẳng định.
Con đường nào cho PVF?
Đây có thêm xem là cuộc cách mạng thứ hai đối với PVF. Trước đó, việc tiến hành Bắc tiến với sự hiện diện của hai danh thủ Manchester United là Ryan Giggs và Paul Scholes cùng hệ thống trang thiết bị tập luyện tối tân tạo nên một cú hích rất lớn mà Trung tâm PVF đem đến trong công cuộc đào tạo cầu thủ trẻ cho bóng đá Việt Nam. Nhiều người khẳng định, PVF thậm chí còn vượt qua cả HAGL để trở thành Trung tâm đào tạo trẻ chất lượng nhất Việt Nam trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.
Hà Đức Chinh là học viên hiếm hoi của PVF vẫn đang có được những thành công như kỳ vọng trong sự nghiệp. |
Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế, PVF mới chỉ hoàn thành nửa chặng đường mà vốn dĩ họ kỳ vọng. Không phủ nhận, kể từ khi PVF thành lập năm 2008, các đội trẻ của trung tâm này đã khung đảo hệ thống giair trẻ. 20 lần vô địch và 9 lần giành á quân các giải trong nước, 9 lần vô địch và 2 lần á quân các giải quốc tế là một minh chứng rõ nét cho vị thế của PVF trong hệ thống các giải bóng đá trẻ vô địch quốc gia của Việt Nam.
Nhưng PVF lại mắt kẹt đầu ra cho những cầu thủ mà họ trưởng thành từ học viện. Để nhìn vào hiện tại, người ta hiếm thấy những cầu thủ nổi trội từ lò đào tạo của PVF.
Hà Đức Chinh, Ngô Tùng Quốc là hai cái tên có thể xem là nổi trội nhất của lò PVF. Họ cũng là những cái tên hiếm hoi đang tìm được một vị trí trong đội hình Đà Nẵng hay TP.HCM tại V.League.
Phần còn lại, thế hệ đầu tiên mà PVF sản sinh giờ đều đang trở về Phố Hiến, CLB vốn dĩ vẫn mở cửa cho những gương mặt được đào tạo từ Trung tâm PVF không có cơ hội thể hiện mình. Những Trọng Hoá, Văn Hoà, Việt Anh, Ngọc Bảo là một ví dụ như thế.
Trong khi đó, những trường hợp khác như Hồng Sơn, Minh Dĩ sau khi tốt nghiệp PVF vẫn đang cố gắng tìm kiếm lối đi cho mình ở giải chuyên nghiệp quốc gia trong màu áo Hà Nội.
Ở cấp độ ĐTQG, mọi thứ càng được thể hiện rõ rệt hơn. Dấu ấn của những cầu thủ HAGL, Hà Nội và phần nào đó là Viettel, Nghệ An lấn át các đại diện của PVF. Người ta có thể dành sự ngưỡng mộ với những khoản đầu tư trăm tỷ để xây dựng hệ thống thiết bị và nhân sự đạt chuẩn 5 sao để phát triển bóng đá của PVF.
Nhưng người ta đương nhiên ngần ngại về những thế hệ đầu ra của chính CLB này. PVF không ngần ngại bắt tay với các đối tác nước ngoài. Trọng Hoá, Hồng Sơn sang tu nghiệp ở lò Aspire; Tiến Dụng được một lò đào tạo của Italia để mắt… Nhưng sau cùng, họ vẫn chưa thể khẳng định được mình, dù đã bước sang tuổi 23 và không còn là những cầu thủ ở diện tiềm năng nữa.
PVF đổi chủ. Người ta đặt câu hỏi về một lộ trình tiếp theo cho Trung tâm này. Liệu sau khi thay thế Vingroup, Văn Lang có giúp PVF đóng góp nhiều đại diện hơn cho ĐTQG? Liệu sau khi làm chủ của PVF, họ có giúp trung tâm này có nhiều cầu thủ chinh chiến ở V.League? Và liệu việc tiếp tục hướng đến việc chinh phục các giải trẻ có nằm trong lộ trình mà Văn Lang đặt ra đối với PVF hay không?
Hàng loạt câu hỏi sẽ phải chờ Văn Lang trả lời. Nhưng chí ít, đằng sau sự hỗ trợ của họ, Sài Gòn FC bắt đầu cho thấy một tín hiệu khả quan. Hai cầu thủ của họ sẽ bước đầu sang thi đấu, cọ xát, tập luyện tại Nhật Bản, trong màu áo FC Ryukyu. Có thể trong tương lai, với quan hệ chiến lược giữa Sài Gòn FC và các CLB tại Nhật Bản, con đường đầu ra của học viên PVF sẽ là như thế.
Chưa rõ vai trò của Ryan Giggs khi PVF đổi chủ Sau khi PVF đổi chủ từ Vingroup sang Văn Lang, người ta đặt dấu hỏi vào sự hiện diện của Ryan Giggs, người đã ký hợp đồng trong vai trò Giám đốc bóng đá Trung tâm. Ryan Giggs từng có trách nhiệm huấn luyện cầu thủ và đào tạo huấn luyện viên, đồng thời tham gia xây dựng và phát triển PVF trở thành trung tâm đào tạo bóng đá số 1 Việt Nam, sánh ngang với các học viện bóng đá tên tuổi của thế giới. Vậy nhưng, dấu ấn mà cựu danh thủ Man United để lại vẫn còn rất nhạt nhoà. |