Nga điều trực chiến đấu cơ Ka-52, Sukhoi-25 giúp Syria giải phóng Tadmur

Thứ Hai, 30/01/2017, 14:16

Không quân Nga đang lên kế hoạch sử dụng trực thă ng Alligator và máy bay chiến đấu Black Crow yểm trợ bộ binh Syria trong chiến dịch giải phóng thành cổ Tadmur trong thời gian tới.

Báo Ivestia đưa tin hôm 30-1, Không quân Nga sẽ sử dụng số lượng lớn trực thăng K-52 còn gọi là Alligator (cá sấu) và máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi-25 còn gọi là Black Crow (Qụa đen) để hỗ trợ bộ binh Iran tấn công tổ chức khủng bố IS giải phóng thành cổ  Tadmur.

Tờ báo Nga cho biết thêm trực thăng K-52 được trang bị hệ thống do thám và trinh sát công nghệ cao có thể săn tìm, đánh dấu chính xác mục tiêu để mở đường cho máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi-25 tấn công chính xác các mục tiêu khủng bố.

Trực thăng K-52 của Không quân Nga

Su-25 là máy bay cường kích một chỗ ngồi do Cục thiết kế Sukhoi của Liên Xô phát triển vào cuối những năm 1960 của thế kỷ trước.

Kết cấu của máy bay cường kích Sukhoi -25 rất chắc chắn và sự chắc chắn điều đó đã được chứng minh nhiều lần. Theo trang tin Tencent tháng 8-2008, trong cuộc chiến ở Ossetia, một chiếc Su-25 sau khi bị trúng tên lửa phòng không của một nhóm khủng bố vẫn bay về được căn cứ an toàn.

Sukhoi-25 sử dụng động cơ Tumanski R-195, giúp trực thăng bay đạt 100 km/giờ.

Đặc điểm chủ yếu của cường kích Su-25 là có thể cất cánh dễ dàng từ các sân bay dã chiến ở tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho chiến trường, khả năng cơ động ở tầm thấp tốt,

Nó cũng có khả năng chống xe tăng rất tốt  bằng tên lửa chống tăng tầm bắn 10 km treo dưới cánh. Tên lửa này có khả năng xuyên được giáp dày 1000 mm.

Bán kính tác chiến của Sukhoi-25  từ 400 đến 700 km, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở độ cao từ 30- 5000m

Hệ  thống dẫn đường, radar và các thiết bị điện tử tiên tiến có thể xác định chính xác vị trí máy bay và có các biện pháp bảo vệ máy bay hiệu quả. Chẳng hạn gây nhiễu chống lại tên lửa dẫn đường hồng ngoại.

Trong khi đó, K-52 là loại trực thăng tấn công hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (bọc thép lẫn không bọc thép), máy bay (bay tốc độ chậm), tiêu diệt sinh lực địch ở tiền tuyến lẫn ở nơi đóng quân của các đơn vị dự bị, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác.

Radar "Arbalet" (nỏ thần) đặt ở đầu mũi của trực thăng có thể hoạt động hiệu quả trong ngày lẫn đêm và các điều kiện môi trường bất lợi, kể cả trường hợp gặp phải nhiễu điện-từ vô tuyến. Radar này sẽ cung cấp cho phi công một bản đồ tổng thể về địa hình của khu vực tác chiến, giúp phi công nhanh chóng nhận diện được các mục tiêu cũng như các vùng nhiễu loạn, ẩm ướt, có hại cho việc tác chiến.

Đặt phía trên buồng lái và phía dưới mũi trực thăng là hai "tháp" hình quả cầu chứa thiết bị nhìn ngày-đêm bằng hồng ngoại "Samshit", có khả năng "nhìn" trong tình trạng ánh sáng bình thường và ánh sáng yếu. Hệ thống Samshit bao gồm thiết bị nhìn hồng ngoại, thiết bị đo khoảng cách bằng la-de và thiết bị xác định mục tiêu, giúp cho phi công có thể "khóa" và "theo dõi" mục tiêu thông qua các thông tin hiện trên màn ảnh. Vào ban ngày và thời tiết tốt, tầm nhìn của hệ thống "Samshit" là khoảng 15 km.

Máy bay chiến đấu Sukhoi-25 của Không quân Nga

Hệ thống vũ khí của trực thăng K-52 gồm 1 pháo liên thanh tự động 30 ly Shipunov 2A42, cơ số đạn 460 viên, có thể tùy chỉnh loại đạn dược và tốc độ bắn.

24 tên lửa  Vikhir-1 hay Shturm-BU định vị bằng la-de, đa kênh bán tự động; 4  tên lửa định vị không đối không Igla-V. Tổng trọng lượng vũ khí lên đến 3 tấn.

Các chuyên gia quân sự tin rằng hoạt động phối hợp giữa trực thăng K-52 và máy bay chiến đấu Sukhoi-25 sẽ giúp quân đội Syria và không quân Nga tấn công IS không ngừng.

Họ cho biết thêm hoạt động tương tự từng đem lại chiến thắng cho quân đội Syria ở phía Tây tỉnh Homs. Trực thăng Cá sấu không chỉ thực hiện tấn công tiêu diệt mục tiêu khủng bố mà còn truyền tải thông tin chiến trường chi tiết để Lực lượng Không quân Syria để “thực hiện thành công chiến dịch giải phóng Tadmur”.

Ngọc Bích
.
.
.