Mỹ phát triển vũ khí rình bắn tên lửa kẻ thù trong nhiều ngày

Thứ Tư, 20/01/2016, 15:54
4 năm sau khi máy bay chiến đấu Boeing 474 có hệ thống đánh bom phủ đầu của Không quân Mỹ được đưa đến “nơi an nghỉ cuối cùng” ở sa mạc Arizona, Lầu Năm Góc liền nghĩ về một loại vũ khí laser không chiến thế hệ mới có thể bắn hạ mọi mục tiêu tên lửa đạn đạo. Thời điểm này, vũ khí đó được gắn trên vật dẫn nhỏ hơn- máy bay không người lái có tầm bay cao hơn.

Ý tưởng đó đã manh nha khoảng vài thập niên rồi, nhưng đến nay, Hội đồng tổng tham mưu trưởng Phòng thủ Hỏa tiễn Bộ Quốc phòng Mỹ mới chính thức xác nhận.

Phó Đô đốc James Syring, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Hỏa tiễn Lầu Năm góc cho biết trong ngày 19- 1: “Kế hoạch nhằm xem xét công nghệ laser biến đổi như thế nào trong 3 năm tới để có thể đánh trúng một mục tiêu giả lập ở trên không”.

“Chúng ta đã tích cực đẩy mạnh chương trình theo mọi điều khoản đầu tư và bàn bạc về nó chi tiết hơn những gì cần được thực hiện để hoàn thành khả năng này”, ông Syring phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington.

Những máy bay không người lái mang vũ khí laser được thiết kế bay lên đến độ cao 19km hoặc cao hơn, bất chấp điều kiện thời tiết xấu. Chúng sẽ ở trên cao trong vài ngày, thậm chí vài tuần, bay lảng vảng quanh khu vực bãi phóng để phóng tên lửa tiêu diệt tên lửa kẻ thù ngày khi vừa bắn lên.

Mỹ đang cố gắng phát triển hệ thống vũ khí laser có tầm bắn xa hơn.

Giới quân sự từ lâu tìm cách để có được loại tên lửa đạn đạo khắc phục điểm yếu ở “giai đoạn đẩy” thu hút một mục tiêu kẻ thù trước khi tên lửa đạt tốc độ tối đa, triển khai mồi nhử hoặc né tránh để tiêu diệt.

Lầu Năm Góc đã bỏ ra 16 năm và 5 tỷ USD để xây dựng hệ thống  Airborne Laser, một loại máy bay phản lực Boeing 474 được cải tiến công nghệ rất nhiều kèm theo hệ thống laser hóa học- tức là nạp năng lượng laser từ phản ứng hóa học ở trên mũi. Năm 2010, Airborne Laser bắn hạ một tên lửa trong một vụ thử nghiệm.

“Nó chứng minh mô hình này có thể hoạt động.  Sau khi nạp đủ năng lượng, hội đủ chất lượng chùm tia và đạt cao độ, khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với khoảng cách đa dạng xét về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể”, ông Syring cho biết.

Nhưng tầm bắn ngắn của Airborne Laser đòi hỏi nó phải áp quá sát một bãi phóng, cho nên sẽ như “lạy ông tôi ở bụi này”, nó tự lộ diện trước máy bay chiến đấu hoặc bãi phóng tên lửa của kẻ thù. Và để hỗ trợ bảo vệ 24/24 giờ sẽ cần có một phi đội nhỏ máy bay chiến đấu 474 cùng với máy bay hộ trông và máy bay tiếp nhiên liệu để giữ cho nó hoạt động liên tục.

Nguy hiểm thứ 2 chính là hệ thống laser vì sau mỗi lần laser được bắn ra, máy bay cần phải hạ cánh để tái nạp nhiên liệu. ‘Đó là khó khăn duy nhất để duy trì laser hóa học”, ông Syring thừa nhận.

Các quan chức Lầu Năm Góc đã tập trung vào nhiều loại laser khác nhau có thể gây chết người ở tầm bắn xa hơn và có thể được bắn nhiều lần chỉ trong một chuyến bay.  Tuy nhiên, thách thức này cần phải có năng lượng nhiều hơn so với những loại vũ khí laser có trọng lượng nhẹ hơn. Nên, quân đội Mỹ cần phải có thêm thời gian để chế tạo thành công loại vũ khí như trong phim khoa học viễn tưởng này.

Phạm Trúc
.
.
.