Nga trang bị nhiều loại vũ khí "khủng" cho quân đội
Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, quốc gia này cần phải gấp rút hiện đại hóa nền công nghiệp Quốc phòng, xét về vũ khí hạt nhân, Moscow ngang tầm Washington, nhưng về vũ khí thông thường đang có nguy cơ tụt hậu, Báo Nhân dân Nga đưa tin hôm 29-10.
- Nga thử nghiệm thành công siêu vũ khí mật danh 4202
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ đến Iraq
- Quân đội Syria phá hầm bí ẩn diệt 15 khủng bố
- Ukraina khoe hàng loạt vũ khí mới để “nắn gân” Nga
Cuối tuần qua, Quân đội Nga tiếp nhận công nghệ quân sự mới, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết trong tháng 10 này rằng một nửa phần cứng quân sự hiện nay đã có thành phần mới.
Đại tướng Shoigu nhấn mạnh theo một sắc lệnh đã được Tổng thống Vladimir Putin ký, 70% công nghệ quốc phòng Nga sẽ bao gồm những khí tài mới.
Hệ thống tên lửa Buk |
Một trong những loại vũ khí hiện đại được bàn giao cho quân đội Nga vào tuần qua là hệ thống tên lửa Buk-M3 chống máy bay phản lực chiến đấu. Ông Shoigu xác nhận Quân đội đã tiếp nhận trung đoàn tên lửa Buk-M3 đầu tiên.
“Đây không phải là việc hiện đại hóa hệ thống phòng không mà Quân đội Nga từng nghĩ đến. Về cơ bản, đây chỉ là “bình mới rượu cũ”, ông Valery Yarmolenko, giám đốc bộ phận báo chí công ty Almaz-Antey cho biết.
Ông lưu ý, đặc điểm chính của Buk-M3 là vị trí tên lửa trong ống phóng giống như hệ thống S-300 được vận chuyển và phóng đồng thời từ ống phóng.
Hệ thống pháo tự hành Floks |
Nhờ sự nâng cấp không ngừng của các nhà sản xuất, Buk-M3 có thể phóng liên tiếp 12 quả tên lửa trong 20 giây, sau khi hệ thống khởi động. Không như “thế hệ đàn anh”, hệ thống mới có thể tấn công tên lửa và máy bay địch không phải ở khoảng cách 15 mà lên đến 70km.
Báo Nhân dân Nga (Российская) khẳng định tên lửa Buk-M3 chống máy bay có thể tấn công mục tiêu phản tác chiến vô tuyến-điện tử trên mặt đất hoặc mặt biển, vì thế mà, vũ khí có thể được sử dụng như tên lửa điều hướng chiến thuật và không chỉ với mục đích phòng thủ.
Trong 3 tháng qua, Quân đội Nga tiếp nhận hàng loạt hệ thống quốc phòng, cụ thể:
2 trung đoàn tên lửa S-400 chống máy bay chiến đấu và 6 hệ thống tên lửa Pantsir-S.
Một số hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bal và Bastion dành cho Quân khu miền Tây.
2 trung đoàn tên lửa Buk-M2
3 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
100 quả tên lửa tầm xa Kalibr và Onyx .
Đại tướng Sergei Shoigu nhấn mạnh điều đó trong thời gian tổ chức Triển lãm Công nghệ Quân sự ở Moscow vào đầu tháng 9, Nga đã cho thế giới biết công nghệ hiện đại nhất mà quân đội nước này đang có trong tay.
Súng trường bắn tỉa RPK-16 |
Chương trình hiện đại hóa và phát triển của quân đội Nga có chi phí 22 tỷ rubble, có thể đảm bao đầy đủ an ninh quốc gia cho đến năm 2022.
“Tuy nhiên, có một loạt vấn đề cần phải giải quyết”, ông Viktor Yesin, nguyên chỉ huy trường Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Báo Nhân dân Nga.
Theo ý kiến của ông, quy trình hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng với chi phí 3 ngàn tỷ rubble đang có nguy cơ sụp đổ.
“Điều này là do chính sách thù địch của phương Tây và sự sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế Nga”, ông Yesin giải thích.
Thiết xa lội nước BT-3F |
Theo một nguồn tin trong nền công nghiệp quốc phòng Nga, khó khăn chính thuộc về thực tế, Moscow sẽ không thể thay thế thiết bị nhập khẩu then chốt trong những năm tới.
Các công ty sẽ tiếp tục sản xuất động cơ tàu và trực thăng theo đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia khác nhau vào năm 2028. Tuy nhiên, Nga không thể tự sản xuất một số hệ thống điện tử”, nguồn tin tiết lộ.
Theo thứ trưởng quốc phòng Nga, Timur Ivanov, ngân sách dành cho công nghiệp quốc phòng đã giảm vì khủng hoảng kinh tế, xu hướng này sẽ tiếp tục vào năm 2017.
Ông dự đoán, sản xuất xe tăng, tên lửa, thiết vận và động cơ máy bay sẽ phải giảm.
Theo ông Yesin, chi phí hiện đại hóa quốc phòng hiện nay rất lớn. “Nhưng nếu Nga muốn cảm thấy an toàn hơn và không lo lắng trong tương lai, thì cần phải chi tiền ngày ngay hôm nay để tránh lập lại thiếu sót trong những năm 1990 và 2000”, ông khẳng định.
“Về vũ khí hạt nhân, chúng ta ngang hàng với Mỹ. Nhưng về vũ khí thông thường, chúng ta đang bước trên đường mòn. Nếu muốn tránh chiến tranh, cần phải nhanh chóng bù đắp thiếu sót trong những năm 1990 và 2000”, Yesin giải thích với Báo Nhân dân Nga.