Doanh nghiệp ngại tố hàng giả
- Bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn hàng giả
- Anh – Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về chống hàng giả
- Các doanh nghiệp với cuộc chiến chống hàng giả
- Phối hợp, đấu tranh chống hàng giả có hiệu quả
Càng kiểm tra thì càng phát hiện ra sai phạm, nhưng việc phát hiện, xử lý vẫn chưa tương xứng với thực tế đang rất nhức nhối”, PGS.TS Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực 389 Ban chỉ đạo Quốc gia cho biết tại hội thảo “Giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp (DN)” tổ chức ngày 17-11, tại TP Hồ Chí Minh.
Hàng rởm bị QLTT TP Hồ Chí Minh tiêu hủy. |
Là DN nước ngoài (Nhật Bản) đầu tư tại thị trường Việt Nam, ông Trần Thanh Kha – Trưởng phòng cao cấp Công ty TNHH NGK Spark Plugs (Việt Nam) cho biết, theo điều tra hàng giả tại Trung Quốc của Công ty TNHH NGK Spark Plugs (đối với sản phẩm của công ty là mặt hàng bugi), từ năm 2000 đến 2015 đã phát hiện, xử phạt 332 vụ hàng giả, nhái với hơn 8 triệu con bugi tại Trung Quốc, và điều đáng nói là số lượng bugi giả, nhái này đã và đang tràn vào thị trường Việt Nam.
Tại Việt Nam, công ty cũng đã mua 1.208 con bugi C5HSA (cứ 10 xe máy thì có 4-5 xe sử dụng loại bugi này) tại 452 cửa hàng trên cả nước và kết luận của chuyên gia NGK Nhật Bản là hàng giả chiếm 20,5% khi kiểm tra tất cả số bugi này.
“Vấn nạn này khiến NTD Việt Nam phải trả tiền nhiều hơn khi sử dụng hàng giả. Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng phương tiện xe máy, ôtô của người sử dụng. NTD mất niềm tin vào sản phẩm chính hiệu, đồng thời DN cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, để bảo vệ NTD và DN nước ngoài an tâm đầu tư tại Việt Nam, ông Kha đề xuất “Việc phòng ngừa quan trọng hơn chống hàng giả. Cần có chế tài đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt phải kiểm soát hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Cần có chính sách chống hàng giả và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài”.
Ông Nguyễn Thành Danh – Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Bình Dương nhận định: “Các cá nhân, tổ chức làm hàng giả ngày càng phát triển về trình độ, quy mô, thủ đoạn tinh vi rất khó phát hiện. Trong khi đó, các cơ quan thực thi đảm nhận nhiều nhiệm vụ, chưa có tổ chức chuyên trách chống hàng giả.
Hiện nay chỉ có 1 tổ chức giám định về SHTT là quá ít, không đảm bảo tính khách quan, đó là khó khăn”. Ông Danh cũng cho biết có nhiều trường hợp, DN có sản phẩm bị làm giả, làm nhái từ chối phối hợp khi cơ quan QLTT yêu cầu.
PGS.TS Đàm Thanh Thế cho rằng, để bảo vệ DN làm ăn chân chính, bảo vệ NTD, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước, lực lượng QLTT, Công an, Hải quan, biên phòng, Cảnh sát biển... cần nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa. Chủ động nắm bắt địa bàn, nhận diện đối tượng để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm.