Công nghiệp hỗ trợ trong nước chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu
- Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí cho một số hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - Bài toán khó
- Ngân sách dự kiến chi gần 1.500 tỷ đồng phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Hơn 74 tỷ đồng xây hệ thống thoát nước Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội
Để tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm linh kiện cho công ty điện tử Samsung, Công ty CP công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên đầu tư nhà máy sản xuất các linh kiện phụ tùng tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng. Dự án đã được UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho tham gia chương trình kích cầu đầu tư.
Hiện doanh nghiệp (DN) này đã được tập đoàn Samsung chọn là đơn vị cấp 1 cung cấp các sản phẩm, linh kiện, cụm linh kiện mang hàm lượng công nghệ cao tham gia quá trình lắp ráp tạo thành các thiết bị điện tử, điện gia dụng cho nhà máy Samsung Việt Nam và tập đoàn Samsung. Ngoài ra, Minh Nguyên còn nhận được đơn đặt hàng các sản phẩm công nghiệp từ các tập đoàn nước ngoài đến từ Nhật Bản và châu Âu.
DN trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của DN FDI rất ít, trong khi nhu cầu còn rất cao. |
Theo các chuyên gia, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CNH-HĐH của mỗi quốc gia. Đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, nhất là những ngành công nghiệp như sản xuất ôtô, xe máy, các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh... Để đạt được mục tiêu trên, cần phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dần tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, DN Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được chọn tham gia vào chuỗi cung ứng của DN FDI như Công ty Minh Nguyên không nhiều. Bởi hầu hết các DN tại Việt Nam là nhỏ và vừa nên bộc lộ nhiều điểm yếu như: Công nghệ thiết bị lạc hậu, vốn yếu; việc liên kết giữa nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh với nhà cung ứng công nghiệp hỗ trợ chưa cao... Chính vì vậy mà cho đến nay, ngành công nghiệp hỗ trợ chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% sản phẩm cho ngành công nghiệp, trong khi nhu cầu của DN FDI rất lớn.
Ông Nguyễn Phương Đông – Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho rằng, giai đoạn hiện nay, ngành Công thương thành phố chú trọng ưu tiên thu hút DN nhỏ và vừa đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành truyền thống. Theo đó, sẽ thực hiện 6 giải pháp trọng tâm, thì xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ là một trong 6 giải pháp đó.
Thành phố cũng xác định đây là giải pháp hết sức cần thiết để thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ các DN có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt thông tin về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Do đó, thành phố đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ nhằm giúp DN có thông tin về nguồn cung và nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để kết nối DN công nghiệp hỗ trợ với các DN lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.