Bộ Công Thương dự kiến xây dựng Thông tư mới về quản lý giá sữa
- Bộ Công Thương chính thức nhận bàn giao tài liệu quản lý giá sữa
- Vì sao quản lý giá sữa liên tục bị “đùn qua đẩy lại”?
Theo EuroCham, kể từ khi biện pháp giá trần được áp dụng vào năm 2014, rất nhiều khoản chi phí đội lên tác động tới hoạt động của nhà sản xuất và phân phối sữa. Với thực tế thị trường hiện nay (có hơn 888 sản phẩm sữa khác nhau, chia thành 3 phân khúc: cao cấp, trung bình và bình dân), EuroCham kiến nghị chỉ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định và đối với các sản phẩm thiết yếu "đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người" như quy định trong luật giá.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cơ quan được giao quản lý mặt hàng sữa sau khi tiếp nhận chuyển giao từ Bộ Tài chính, cho biết: Quy định về quản lý giá sữa hiện nay không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường. Các biện pháp quản lý giá sữa chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng là trẻ em dưới 6 tuổi.
Việc quản lý giá sữa vẫn tiếp tục khiến cơ quan chức năng loay hoay. |
Tuy nhiên, việc áp trần giá sữa được Bộ Công Thương quyết định chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng, tức là hết tháng 3 này, chính sách đối với mặt hàng sữa sẽ có thay đổi.
Trong trước mắt, Vụ Thị trường trong nước dự kiến quy định quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng thời gian tới theo hướng xây dựng Dự thảo Thông tư của Bô Công Thương, trong đó quy định doanh nghiệp, hợp tác xã đầu mối sẽ tự xác định giá bán lẻ đối với sữa và thực phẩm chức năng do mình cung ứng và thực hiện việc kê khai (trong trường hợp không áp dụng biện pháp bình ổn giá) hoặc đăng ký giá đối với mặt hàng sữa (trong trường hợp áp dụng biện pháp bình ổn giá) với Bộ Công Thương.
Các đầu mối cũng phải thông báo hệ thống phân phối của mình với Bộ Công Thương. Sau khi xem xét tính phù hợp của mức giá đăng ký hoặc kê khai, Bộ Công Thương sẽ thông báo mức giá nêu trên và thông tin về hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu mối đến cơ quan quản lý tại các địa phương để phối hợp giám sát giá ở khâu bán lẻ cuối cùng. Mức giá này sẽ là mức giá trần của sản phẩm sữa bán trong toàn hệ thống của doanh nghiệp.