Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông ủng hộ việc kiểm tra lý lịch thận trọng đối với những người mua súng ở Mỹ, đồng thời nói thêm rằng những kẻ chịu trách nhiệm cho những vụ xả súng hàng loạt gần đây đều có vấn đề thần kinh và Mỹ nên xây thêm nhiều viện tâm thần.
Những lệnh cấm và quy định đầy cương quyết được New Zealand nhanh chóng đưa ra chỉ 6 ngày sau vụ xả súng đẫm máu tại hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, đã nhanh chóng làm dấy lên những so sánh với các cuộc tranh cãi kéo dài suốt nhiều năm và cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ về luật kiểm soát súng đạn tại Mỹ.
Xả súng tại nhà thờ Hồi giáo, phong toả toàn bộ khu vực xung quanh trung tâm thành phố Christchurch, phát hiện thủ phạm lên kế hoạch tàn sát nhiều người… là những gì mà người ta nhắc đến nhiều nhất trong gần 1 tuần qua, sau thảm sát kinh hoàng ở New Zealand. Và mặc dù Thủ tướng Jacinda Arden đã tuyên bố nội các đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong vấn đề thắt chặt kiểm soát súng đạn, nỗi đau vẫn còn đó.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 18-3 tuyên bố nội các của bà đã đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong vấn đề thắt chặt luật kiểm soát súng đạn, sau vụ xả súng đẫm máu khiến 50 người thiệt mạng xảy ra hồi tuần trước.
Thời gian qua, nước Mỹ tiếp tục chấn động bởi nhiều vụ xả súng tại một số trường học, khiến Tổng thống Donald Trump phải lên tiếng kêu gọi “sự bình tĩnh” trên cả nước.
Hàng chục ngàn người chết vì súng mỗi năm, trong đó có nhiều trẻ em, vẫn chưa đủ làm thức tỉnh những cái đầu “lạnh tanh” của nước Mỹ. Họ có thể xúc động rơi lệ trước cái chết của những đứa trẻ vô tư, nhưng khi các nhà vận động cấm vũ khí sát thương yêu cầu họ bỏ phiếu, lập tức họ bỏ phiếu chống lại ngay. Đó là một sự thất bại dai dẳng của nền chính trị chuyên nghiệp và thực dụng bậc nhất thế giới trước vấn nạn bạo lực súng đạn.
"Bạo lực súng đạn đòi hỏi nhiều hơn là những phút mặc niệm, và nó đòi hỏi hành động. Thất bại trước thử thách này, Thượng viện đã làm thất vọng người dân Mỹ", Tổng thống Barack Obama đã viết như vậy trên Twitter sau khi Thượng viện bác bỏ 4 đề xuất kiểm soát súng (của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ).
Vụ thảm sát tại một câu lạc bộ đêm dành cho người đồng tính ở Orlando, Mỹ hôm 12/6 làm 49 người thiệt mạng, 53 người bị thương một lần nữa lại gây nên những tranh cãi về vấn đề kiểm soát súng đạn ở Mỹ. Bài viết mới đăng tải trên tờ Global Post cho hay, một số quốc gia trên thế giới từng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Mỹ đã thành công trong việc giảm án mạng liên quan đến súng đạn nhờ siết chặt quy định kiểm soát súng.
Tình trạng an ninh tại các sân bay cũng như công tác quản lý súng đạn tại Mỹ lại một lần nữa bị đặt vào mức báo động khi, chỉ trong cuối tuần qua, các nhân viên của Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải Mỹ (TSA) đã phát hiện 73 khẩu súng ngắn, trong đó 68 khẩu đã được nạp đủ đan, tại nhiều sân bay lớn như sân bay quốc tế Logan (Boston), Tucson (Arizona), Raleigh-Durham (Bắc Carolina), Dallas-Fort Worth (Dallas), Phoenix và Detroit.
Trong một động thái nhằm thể hiện quyết tâm của Chính phủ Mỹ nhằm đối phó với tình trạng bạo lực súng đạn đang gia tăng, hôm 1-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Quốc hội nhanh chóng hành động và thông qua kiểm soát súng đạn. Nếu không, ông Barack Obama sẽ đơn phương công bố những mục tiêu mới nhằm giám sát nguồn gốc của những khẩu súng được mua bán trên thị trường.
Thông tin từ Facebook cho biết, công ty này sẽ ngăn chặn trẻ em trong độ tuổi vị thành niên tiếp xúc với những quảng cáo súng và các phụ kiện liên quan đến súng trên mạng xã hội của họ.
Ngày 14-3 (giờ Mỹ), đúng một tháng sau vụ xả súng đẫm máu tại một trường trung học khiến hàng chục học sinh thiệt mạng, hàng ngàn học sinh trên toàn nước Mỹ đã xuống đường, kêu gọi sự quản lý chặt chẽ hơn với súng đạn tại nước này.
Các nghị sĩ bang Florida của Mỹ ngày 7-3 (giờ địa phương) đã thông qua một số những quy định mới liên quan đến kiểm soát súng đạn, trong đó đáng chú ý là dự luật tăng độ tuổi công dân được sở hữu súng và cho phép giáo viên ở một số trường công được cấp súng.