Vòng tròn không lối thoát?
- Việt Nam: 0 - 3: Thái Lan: Đẳng cấp lên tiếng1
- Ai phản biện thuyền trưởng ĐTQG?
- 'Bấm huyệt' ông Miura: Cần nhưng chưa đủ!
Điềm tĩnh nhìn nhận lại, không khó thấy tất cả những điều trên đây đều đã rất cũ kỹ và lặp đi lặp lại. Cứ mỗi lần ĐTQG thua những trận đấu quan trọng là VFF lại bị mổ xẻ, và quanh quẩn vẫn chỉ từng ấy chuyện: bộ máy lãnh đạo, điều hành không hiểu việc, cách sử dụng nhân sự không hợp lý, cơ chế làm việc độc đoán, nơi mà quyền lực được dồn vào chỉ 1, 2 người chủ chốt.
Thực ra nhiệm kỳ VII VFF đã có một sự đột phá lớn so với những nhiệm kỳ trước, đó là ông Chủ tịch Liên đoàn vốn là một doanh nhân, chứ không phải là một quan chức Nhà nước, càng không phải là người của ngành Thể thao chuyển sang. Và vị doanh nhân này, ông Lê Hùng Dũng cũng đã đi những bước đi mà những người tiền nhiệm của mình chưa từng đi.
Ví dụ điển hình nhất là việc nếu các đời Chủ tịch VFF trước đây, bóng đá Việt Nam chỉ hợp tác với các nền bóng đá quốc tế trên một vài phương diện, ở một vài thời điểm quyết định thì ông Lê Hùng Dũng đã thực hiện cả một chiến lược "Nhật hoá nền bóng đá". Cái chiến lược mà với nó, đã có lúc trưởng BTC V.League là người Nhật, và bây giờ cả HLV trưởng ĐTQG nam lẫn nữ cũng đều là người Nhật.
Vấn đề là ông cựu trưởng giải V.League Tanaka Koji chỉ xuất hiện duy nhất một mùa trước khi lặng lẽ rút lui, còn các ông HLV trưởng ĐT nam - nữ là Toshiya Miura và Norimatsu Takeshi đều đang gặp những bài toán không dễ giải. Trong khi ông Miura vừa chịu thua trận thứ 4 liên tiếp trong cả 4 trận cầm quân đấu lại bóng đá Thái Lan và bị chính người nhà VFF đặt dấu hỏi về năng lực cùng "cách đổ lỗi thiếu trách nhiệm" cho các học trò thì Takeshi thậm chí còn đang đối diện với những vấn đề tế nhị trong mối liên hệ với các học trò.
Đã có những nghi ngờ về việc thời gian qua, một bộ phận các nữ tuyển thủ tỏ ra không hài lòng với cách nhồi thể lực và chiến thuật bóng dài bóng bổng của ông HLV mà trước đây chưa từng huấn luyện bóng đá nữ này. Thậm chí còn có những nghi ngờ về việc khi vào trận nhiều cầu thủ đã chủ động "xé bài", và nhờ sự "xé bài" này mà ĐT nữ mới giành được những trận thắng đáng khích lệ vừa qua.
![]() |
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn (trái) - một trong những vị trí chủ chốt và có tiếng nói quyết định hàng đầu trong ngôi nhà VFF hiện nay. Ảnh: H.M. |
Ở đây, khoan bàn tới việc tài năng của các ông Miura, Takeshi tới đâu, và triết lý, phương pháp làm việc của hai ông có thật sự phù hợp với tâm lý, thể trạng của cầu thủ Việt Nam hay không. Điều đang lật lại, và mổ xẻ cho kỹ càng là khi cái chiến lược "Nhật hoá nền bóng đá" của Chủ tịch VFF được đưa ra thì nó đã được nghiên cứu, phản biện một cách tích cực hay chưa?
Theo những thông tin chúng tôi được biết thì quan điểm này chỉ nhận được sự ủng hộ của ông PCT chuyên môn Trần Quốc Tuấn, và việc hai quan chức VFF quyết cả một chiến lược, một hướng đi của bóng đá Việt Nam không thể coi là một quyết định của tập thể. Trong quá trình những yếu nhân người Việt làm việc ở Việt Nam cũng vậy, có vẻ như VFF đang rơi vào tình trạng "khoán trắng" các công việc chuyên môn cho thây Nhật, chứ không có những sự tham mưu, góp ý, phản biện tích cực và kịp thời.
Bây giờ lại thấy người ta bàn rôm rả về chuyện cải tổ bộ máy VFF, cải tổ cách thức làm việc của Thường trực VFF, và bàn trong bối cảnh mà sức khoẻ của Chủ tịch đương nhiệm đang có nhiều dấu hiệu không ổn định. Thế mới biết, khi Chủ tịch VFF là người mà ngành Thể thao "ấn" sang hay là một doanh nhân, một người lão luyện trên thương trường thì xét về bản chất, bộ máy, cách thức hoạt động của VFF cũng chỉ quanh đi quẩn lại chừng ấy vấn đề. Những vấn đề mà ai cũng biết, cũng thấy, nhưng khi vào cuộc thì ai cũng gặp phải.
Thật nản với cái vòng tròn không lối thoát này?!
"Bội thực"... chức vụ Nhiệm kỳ VII VFF chứng kiến cảnh "bội thực" chức vụ của PCT chuyên môn Trần Quốc Tuấn. Cụ thể, ông đảm nhiệm tới 14 của AFC, AFF đến VFF. Mới đây, ông Tuấn đã xin rút khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia - một vị trí mà ngay từ đầu đã được xác định là không phù hợp với ông, vì ông chưa từng có một ngày làm HLV, nhưng theo giải thích của một thành viên trong Thường trực VFF thì ông Tuấn vẫn phải kiêm nhiệm vị trí này vì sự phân công của Chủ tịch Liên đoàn. Chỉ một chuyện "bội thực" chức vụ này thôi đã cho thấy VFF hiện tại đang dùng người một cách lạ lùng, khó hiểu như thế nào. Ngọc Anh |