Thầy Park quyết thay đổi kỷ nguyên "Park Hang-seo" trong năm 2020
- U22 Việt Nam: Cần làm gì để vô địch SEA Games?
- Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022: Tốt nhưng vẫn cần hoàn thiện
Anh Đức "giã từ", HLV Park Hang-seo phải lo những gì?
Trận đấu với Thái Lan tại Mỹ Đình hôm 19-11 trở thành trận đấu cuối cùng của lão tướng Anh Đức trong màu áo đội tuyển quốc gia. Sự ra đi của Anh Đức thực ra không phải là điều không quá bất ngờ nhưng cũng khiến đội tuyển quốc gia nhận "thiệt hại không nhỏ".
Anh Đức là người nhiều tuổi nhất mà HLV Park Hang-seo triệu tập cho AFF Cup 2018 cũng như vòng loại thứ 2 World Cup 2022. Ông thầy người Hàn Quôc đã không sai khi tin tưởng vào kinh nghiệm trận mạc dày dặn của lão tướng Bình Dương. Không có một thể lực dồi dào như lứa đàn em nhưng cầu thủ sinh năm 1985 lại có sự "già dơ" để biết xuất hiện lúc nào và ở đầu trong những tình huống quan trọng.
Những bàn thắng "đóng đinh trận đấu" tại AFF CUp 2018 của lão tướng khi đó đã bước sang tuổi 34 góp một phần không nhỏ đưa đội tuyển Việt Nam lên "ngôi vương bóng đá Đông Nam Á".
Sự đóng góp của Anh Đức chỉ bắt đầu "giảm" đầu năm 2019 và đặc biệt là giai đoạn anh bị chấn thương. Tuy nhiên bất chấp tất cả, HLV Park Hang-seo vẫn chọn lão tướng này thay vì một Văn Quyết vốn đang chơi rất thăng hoa trong màu áo Hà Nội FC.
Với sự ra đi của Anh Đức một điều chắc chắn là công cuộc "trẻ hóa" hàng công của đội tuyển quốc gia sẽ được HLV Park Hang-seo tiến hành. Không gì giúp ông tìm kiếm người thay thế lão tướng Bình Dương tốt hơn là những giải đấu lớn đang cận kề như SEA Games 30 hay vòng chung kết U23 châu Á 2020...
Sự ra đi của Anh Đức cũng giúp tao ra quá trình "trẻ hóa" đội tuyển quốc gia Việt Nam. Ảnh: VFF. |
Trong cuộc trả lời phóng vấn tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc), HLV Park Hang-seo đã nói về việc phải điều chỉnh lối chơi khi không còn một cầu thủ kinh nghiệm ở vị trí tiền đạo Trung tâm. Điều này này có nghĩa sơ đồ chiến thuật quen thuộc 3-4-3 (khi chơi tấn công) và 5-4-1(khi chơi phòng ngự) đã gắn chặt với ĐTVN trong kỷ nguyên "Park Hang-seo" sẽ thay đổi.
Chiến lược gia người Hàn Quốc cho biết sẽ cân nhắc sử dụng 2 tiền đạo trở nên trong những trận đấu sau này. Trên thực tế thì ngay ở trận gặp Thái Lan dường như ông thầy này cũng đã sử dụng một phần mô hình mới này. Tiến Linh và Công Phượng được cho chơi cặp cùng nhau trên trong nửa cuối ở hiệp 2. Tuy nhiên kết quả từ thử nghiệm mới này dường như chưa cho được kết quả "mỹ mãn".
Hàng thủ tỏa sáng "tố cáo" điểm yếu chết người
Việc ông thầy người Hàn Quốc gia tăng sức mạnh "hàng công" trong nửa cuối hiệp 2 trận gặp Thái Lan ở Mỹ Đình không đem lại kết quả tốt thậm chí còn suýt chút nữa khiến đội nhà gặp nguy. Tại sao như vậy?
Ông cho Công Phương vào thế chỗ Hùng Dũng để cùng Tiến Linh tạo ra một cặp tiền đạo cho đội tuyển Việt Nam tuy nhiên khi hàng công chưa tạo ra đủ sức ép để khiến người Thái "run rẩy" thì ngược lại sóng gió lại nổi lên với khung thành đội chủ nhà. "Đỉnh cao" nhất của những đợt hãm thành này là ở khoảng thời gian từ phút 78 đến 82 khi đội khách buộc Văn Lâm phải trổ hết tài năng cản phá, Văn Hậu thậm chí đã phải dùng cả mặt và đầu để chặn đứng nỗ lực ghi bàn từ những chân sút Thái Lan.
Không một lời khen ngợi nào là đủ cho hai "mãnh tướng" nơi hàng thủ Việt Nam trong trận đấu đó bởi không có họ, không có những nỗ lực "quên mình" đó của họ, thày trò HLV Park Hang-seo khó mà giữ được 1 điểm trên sân nhà qua đó tiếp tục chiếm ngôi đầu bảng G. Song chính sự "tỏa sáng" của hai cá nhân trên cũng đồng thời tố cáo một điểm yếu của hàng thủ Việt Nam.
Văn Hậu và hàng thủ nói riêng làm khá tốt công việc của mình trong 5 trận đã qua của vòng loại World Cup 2022 tuy nhiên nếu tuyến tiền vệ hoạt động hiệu quả hơn thì có lẽ người Thái đã không tạo ra được sóng gió lớn thế trong 15 phút cuối ở sân Mỹ Đình. Ảnh: CTV. |
Trước khi cho Công Phượng vào sân, HLV Park Hang-seo đã để Hồng Duy vào thay Văn Toàn. Nhưng cũng bắt đầu từ đó người Thái bắt đầu cuộc tấn công "tổng lực" của họ. Nếu hàng tiền vệ của Việt Nam làm tốt công tác "đánh chặn" từ xa thì có lẽ Văn Hậu hay Văn Lâm đã không vất vả đến thế trong những phút cuối trận.
Nếu những Công Phượng hay Tiến Linh ở phía trên có thể tạo ra đủ sức ép tương tự như những gì mà đoàn quân áo đỏ đã làm được trong trận gặp UAE thì liệu người hâm mộ có phải "thót tim" trước những pha bắn phá liên tục của Thái Lan trươc khung thành Văn Lâm hay không.
Cũng cần phải nói rằng hàng thủ Việt Nam hiện vẫn đang đứng đầu bảng G nếu tính sự an toàn khi chỉ để thủng lưới 1 bàn sau 5 trận. Một Tuấn Anh với phong độ xuất sắc sau khi bình phục chấn thương đã giúp đội chủ sân Mỹ Đình "bịt" tất cả các đường vào khung thành Văn Lâm trong trận gặp UAE nhưng tại trận gặp Thái Lan khi mà HLV Park Hang-seo bất ngờ rút Hùng Dũng "đối tác ăn ý nhất" của Tuấn Anh rời sân để nhường chỗ cho Công Phượng thì mọi chuyện đã bắt đầu xấu đi nghiệm trọng.
Khó có thể biết vị chiến lược gia người Hàn tính toán gì trong quyết định đó tuy nhiên rõ ràng đó là quyết định góp phần không nhỏ khiến khung thành đội chủ nhà nghiêng ngả trong 15 phút cuối cùng của trận đấu vào ngày 19-11 vừa qua.
Rõ ràng, HLV Park Hang-seo còn rất nhiều điều phải làm với các học trò và cơ hội đến với ông chính là tại SEA Games 30 này. Đội tuyển U22 +2 với nhiều nhân tố chủ chốt đến từ ĐTQG sẽ giúp ông thày người Hàn Quốc có đủ lực lượng và thời gian điều chỉnh trước nhất chính là trận đấu mở màn hành trình “lấy vàng” tại SEA Games 30 vào ngày 25-11 với đối thủ yếu nhất bảng Brunei.