Ai sẽ viết sách giáo khoa?

Chủ Nhật, 16/11/2014, 12:38
Để làm sáng tỏ thêm câu chuyện “Ai sẽ viết SGK?” và làm thế nào để chúng ta có được bộ SGK chuẩn mực, chuyên mục “Trò chuyện chủ nhật” tuần này đã gặp gỡ, trao đổi với GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - giáo dục Việt Nam.

Câu chuyện về chương trình - sách giáo khoa (CT - SGK) của Đề án đổi mới giáo dục phổ thông vẫn tiếp tục nóng lên từng ngày, trong đó có vấn đề một CT - nhiều bộ SGK. Tại nhiều diễn đàn, vấn đề này đã được tranh luận khá gay gắt với nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có quan điểm ủng hộ Bộ GD & ĐT vẫn viết SGK, có quan điểm lại cho rằng Bộ nên đứng ngoài cuộc, việc viết sách nên giao cho các tổ chức, cá nhân, vì nếu Bộ viết sách thì việc thẩm định sẽ không khách quan, công bằng. Nhưng dù chọn phương án nào thì chất lượng SGK vẫn phải đặt lên hàng đầu và phải khắc phục triệt để những vết xe đổ, để lại dư luận không tốt từ những đợt biên soạn trước.

Để làm sáng tỏ thêm câu chuyện “Ai sẽ viết SGK?” và làm thế nào để chúng ta có được bộ SGK chuẩn mực, chuyên mục “Trò chuyện chủ nhật” tuần này đã gặp gỡ, trao đổi với GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - giáo dục Việt Nam.

H tr nhà nước cho các nhóm làm sách

PV: Nhiu nghi ngi xung quanh vic t chc viết SGK, trong đó đòi hi v tính công khai, minh bch, tránh tình trng B GD&ĐT “va đá bóng, va thi còi”, nhưng cũng có ni lo là B GD&ĐT đã có kinh nghim làm vic này, gi nếu không phi là B, thì ai s là người đng ra tp hp các nhà khoa hc tham gia viết SGK?

GS.TS Nguyn Ngc Phú: Bộ GD&ĐT đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục, cả thế giới đều làm như vậy. Đương nhiên trong giáo dục phải hiểu xã hội hóa thế nào cho đúng, có cái nhà nước phải làm hoàn toàn. Theo tôi, thứ nhất, cần tận dụng các hội khoa học, xã hội, nghề nghiệp trong nước. Ví như có thể giao cho Hội Vật lý Việt Nam biên soạn SGK vật lý từ cấp 2 đến hết cấp 3, thậm chí cả sách Vật lý cho các trường chuyên của ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Khoa học tự nhiên; thứ hai là đội  ngũ các nhà khoa học của chính các trường ĐH; đội ngũ các GV giỏi ở các trường phổ thông. Sau khi có CT, Bộ GD&ĐT sẽ giao công khai, yêu cầu các nhà khoa học viết, có giới hạn kiến thức cho từng lớp. Các nhà khoa học cứ việc thể hiện để có được cuốn SGK đẹp nhất, chất lượng nhất, ngắn gọn nhưng sâu sắc, khoảng 70 đến 100 trang là cùng chứ không phải là những cuốn sách dày cộp, học trò không đọc nổi. Viết thế nào để dễ hiểu, học trò tiếp nhận được chuẩn tri thức. Các hội chắc chắn làm được.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà đất nước đang cần những bộ SGK mẫu mực thì Nhà nước có một khoản hỗ trợ cho đội ngũ này. Hỗ trợ không phải nhiều đến mức như dự án của Bộ GD&ĐT. Hỗ trợ để nhà khoa học, người làm SGK biết rằng đây là việc đang cần ưu tiên công sức, cần làm ngay. 

Nên thành lp hi đng thm đnh quc gia

PV: Như vy sau khi viết xong, cơ quan nào s chu trách nhim thm đnh?

GS.TS Nguyn Ngc Phú: Sau này, khi thẩm định, thì nhà nước thành lập Hội đồng thẩm định, đại diện là Bộ GD&ĐT tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định quốc gia, thành phần gồm các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành cùng Bộ GD&ĐT. Những cuốn sách nào đưa vào duyệt cũng cần làm công khai như liên hoan phim, qua các vòng. Ví dụ trong 20 cuốn viết về lịch sử, qua các vòng loại chọn ra 3 cuốn, cho bỏ phiếu. Bộ GD&ĐT có thể cho dán tem sách đã được duyệt. Lúc ấy các tác giả viết ra các cuốn sách đều được hưởng quyền lợi về bản quyền tác giả. Như thế nhà nước không tốn, mà những người viết sách sau cũng có thể kế thừa phát triển trên những cuốn sách đã được đặt hàng viết trước đó.

PV: Phương án B GD&ĐT biên son mt b SGK chun cùng vi vic khuyến khích các t chc, cá nhân biên son các b SGK khác, đang vp phi nhiu ý kiến phn đi vì cho rng như vy thì các trường s chn phương án an toàn là mua b SGK ca B, không to được thay đi căn bn, quan đim ca ông v vic này?   

GS.TS Nguyn Ngc Phú: Bộ GD&ĐT chỉ nên đứng ra chủ trì tổ chức xây dựng và chịu trách nhiệm về CT. Nếu Bộ định làm cũng nên đăng ký bình đẳng như các nhóm viết sách ở các Hội khoa học, xã hội, nghề nghiệp khác và hoàn toàn không có sự ưu tiên. Cũng vẫn được hỗ trợ kinh phí, phải nói rõ là khi đem ra bình chọn phải bình đẳng như nhau hết. Lúc ấy các nhà khoa học họ không nể nang nhau đâu. Dư luận đòi hỏi phải công khai minh bạch, vì cái này liên quan đến kinh phí, liên quan đến cái gọi là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

PV: Đ cho quá nhiu t chc tham gia viết sách s dàn tri, không cn thiết, mà không phi ai cũng có đ năng lc đ viết ra cun sách chun mc. Theo ông thì nên hiu mt CT - nhiu b SGK như thế nào, nếu không phi là mt thì là my b?

GS.TS Nguyn Ngc Phú: Theo tôi thì thế này, SGK là tri thức cơ bản, chuẩn chứ không phải là thực tiễn đưa đầy vào trong sách, vì nếu thực tiễn đưa vào năm trước, năm sau đã lạc hậu rồi. Sức sống của SGK có thể từ 6 đến 10 năm. Khi cần có thể biên soạn lại tùy theo biến động của CT. Ví như môn sử cho học sinh cấp 3, thì một cuốn là chưa đủ, 2 cuốn còn thòm thèm, 3 cuốn thì vừa đủ để sau này các trường tự lựa chọn.

Cần tính toán đến chuẩn đầu ra khi xây dựng CT-SGK phù hợp với định hướng phát triển và hội nhập.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, làm CT chuẩn cho các lớp, liệt kê rất chi tiết về các chuẩn tri thức, dè chừng trên thực tế có các tri thức sai cần uốn nắn, nhắc nhở ngay. Ví dụ như sự kiện xe tăng vào dinh Độc Lập, phải nói rõ là xe tăng 390 chứ không phải xe khác… Sau đó thì trên cơ sở CT đấy, Bộ có thể triệu tập các hội nghị để bàn về chuyện giao cho các đơn vị viết sách và phát động việc viết SGK. Theo tôi, bây giờ nhắm vào các Hội khoa học, nghề nghiệp, các hội khoa học chuyên ngành, các nhà khoa học có tên tuổi, giảng viên ĐH, thầy giáo giỏi ở các trường phổ thông tham gia.

800 t làm SGK vn là ln

PV: Li là vn đ kinh phí làm SGK, B GD&ĐT mi đây đã đưa ra khái toán rút xung còn 800 t đng, nhiu chuyên gia cho rng chúng ta không cn mt tin ln như thế mà vn viết được sách?

GS.TS Nguyn Ngc Phú: Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến con số thấp nhất, Bộ đưa ra vẫn còn nhiều, chúng ta có thể tiết kiệm nhiều hơn thế. Có thể lấy ví dụ đơn giản nhất, làm một đề tài cấp nhà nước, nhiều lắm được 1,5 tỷ, nhiều nhà khoa học tham gia làm trầy trật từ 1 đến 2 năm. Đếm SGK của các bộ môn, nhiều lắm là 150 bộ, mà 800 tỷ chia cho 150 thì mỗi bộ trên 5 tỷ, nhiều quá không thể hết được.

Còn đối với tình hình hiện nay, cách làm tiết kiệm mà vẫn hiệu quả, là Bộ GD&ĐT cần tập trung soạn Chương trình chuẩn. Sau đó, căn cứ vào Chương trình Bộ soạn, từng bộ môn chuyên ngành, giao cho các hội đồng bộ môn thẩm định và xem nên chấn chỉnh lại như thế nào. Như vậy, chắc chắn sẽ có những cuốn sách cần phải chấn chỉnh nhiều, có cuốn cần ít. Cái nào cần chấn chỉnh nhiều làm trước, cái nào cần chấn chỉnh ít làm sau, không tốn kém mà vẫn làm được.

Thu Phương - Thu Uyên
.
.
.