Thí sinh TP Hồ Chí Minh tự tin với môn thi đầu tiên - Ngữ văn

Thứ Ba, 25/06/2019, 12:29
Ghi nhận của PV báo CAND tại các điểm thi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh buổi thi đầu tiên môn Ngữ văn sáng 25-6 đã được chuẩn bị chu đáo, trước khi bắt đầu vào phòng thi các thí sinh (TS) tiếp tục được giáo viên thông tin những nội dung quy định tại phòng thi để thí sinh nắm.


Hầu hết TS có tâm lý thoải mái, tự tin không bị áp lực trước khi thi. Còn các phụ huynh cũng khá vui vẻ và không lo lắng khi con đi thi.  

Chị Tăng Nữ,ở  phường 13, quận Phú Nhuận cho biết, nguyện vọng con chị năm nay thi vào Đại học Sài Gòn, vợ chồng chị để con tự ý quyết định. “Tôi không lo lắng gì, tinh thần thoải mái, mình lo cũng không giải quyết được gì. Mình chuẩn bị cho con ăn uống đầy đủ, có sức khỏe để con thi là được rồi”, chị Nữ tâm sự.        

Cán bộ coi thi làm việc tại điểm thi THPT Colette TP HCM tại phòng thi trước giờ gọi thí sinh theo số báo danh
Hỗ trợ thí sinh tàn tật 
Lực lượng dân phòng hỗ trợ phía bên ngoài điểm thi khu vực Q.3
Cũng sáng 25-6, nhiều Đoàn công tác của các ban ngành được tổ chức cùng phối hợp với Sở GD-ĐT TP Hồ Minh lo công tác hỗ trợ thi cử. Trung ương Đoàn Thanh niên – Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đến thăm và tặng quà sinh viên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi 2019” tại các điểm trực THPT Nguyễn Khuyến (quận 10) và THPT Colette (quận 3).
Thí sinh-Nhà sư tham gia kỳ thi môn Văn sáng 25-6 tại THPT Collete
CSGT hỗ trợ kì thi tại khu vực quận 3 TPHCM.
PHHS đợi con thi trước THPT Colette 
CSGT TP HCM thamgia công tác hỗ trợ kỳ thi THPT QG sáng 25-6
Thứ trưởng trực tiếp coi công tác của CBCT
Dẫn đầu đoàn là đồng chí Bùi Quang Huy - Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia đoàn có đồng chí Doãn Hồng Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Nguyễn Việt Quế Sơn – Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Xuân Dũng – UV Ban Thư ký Hội Sinh viên thành phố, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên thành phố...
Thí sinh TP HCM-THPT Trưng Vương tự tin as khi kết thúc môn Ngữ Văn
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc thăm hỏi PHHS tại THPT Trưng Vương 

Anh Lê Xuân Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí Minh, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, đến nay, Ban Tổ chức chương trình đã sẵn sàng nguồn lực hỗ trợ sinh viên tình nguyện, thí sinh bao gồm: 40.000 bản đồ thành phố, 40.000 cẩm nang Tiếp sức mùa thi và hỗ trợ tân sinh viên, 300 dù che, 20.000 chai nước tinh khiết, 666 thùng nước 5 lít, 11.000 bánh mì tươi, 400 thùng mì gói (loại 24 gói/thùng), 21.000 hộp trà sữa, 500 áo mưa.

 Các vật phẩm hỗ trợ được phân bổ đều đến các địa điểm thi nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh, phụ huynh trong chương trình. Tại 111 địa điểm thi, gần 8.000 sinh viên tình nguyện đã triển khai các nội dung hoạt động như: cùng các chiến sĩ CSGT điều phối giao thông ngay trước địa điểm thi và các giao lộ lân cận; hướng dẫn phụ huynh đưa con đi thi dừng đỗ xe đúng nơi quy định, đảm bảo an ninh trật tự khu vực thi; một số đội hình triển khai các mô hình làm vật phẩm bằng tay để tặng thí sinh như một lời chúc tự tin, may mắn vượt qua kỳ thi này, một số đội hình khác còn vẽ tranh cổ vũ tinh thần thí sinh tại điểm thi;

 Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu ngay từ sáng sớm 25-6 đã tới làm việc kiểm tra trực tiếp công tác thi cử tại  2 điểm thi : THPT Trưng Vương và THPT Marie Cuirie. Đoàn trực tiếp tới kiểm tra, giám sát các công tác bảo mật an toàn tại 01 điểm chấm thi trên địa bàn.

 Ghi nhận tại điểm thi THPT Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh, trước khi bước vào môn thi Ngữ văn, nhiều thí sinh tỏ ra khá thoải mái, tự tin, các em cùng nhau thử đoán đề Ngữ văn sẽ ra bài nào. Nhiều em cho biết đã ôn kỹ những bài tác phẩm Vợ chồng A Phủ, về bài thơ Tây Tiến, vấn đề về hai dòng sông-sông Đà và sông Hương... Còn vấn đề nghị luận xã hội liên hệ thực tế có thể là về vấn đề xây dựng, phát triển đất nước.

Tại điểm thi Trường THCS Minh Đức có thí sinh tự do, thí sinh TTGDTX và thí sinh THPT. Tại đây có một thí sinh của Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa do bị TNGT trước kỳ thi nên em phải dùng nạng để di chuyển và được bảo vệ của điểm thi hỗ trợ nhiệt tình.

Tại điểm thi THPT Marie Cuirie có một TS mới mổ ruột thừa nhưng vẫn xin tới thi để lấy điểm xét thi ĐH, dù em này đã được xét đặc cách. Ông Nguyễn Văn Hiếu-Phó GĐ Sở GD-ĐT cho biết, Hội đồng thi tạo mọi điều kiện cho TS này hoàn thành bài thi. Tổ Y tế tại điểm thi theo dõi sát sao kịp thời chăm sóc nếu em cần.

Khoảng 9h15 sáng tại THPT Trưng Vương, lác đác đã có vài TS ra đầu tiên môn thi Văn. Nhóm TS này rời ra sớm nhưng không được vui. Một số em còn nói đề khó và dài, chỉ tự nhận mình được 4-5 điểm.

Trưa 25-6, tại cuộc họp nhanh giữa Đoàn công tác của Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc với các thành viên Ban chỉ đạo thi THPT QG tại TP lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở  báo cáo, tại điểm thi THPT Marie Cuirie có 01 HS vừa mổ ruột thừa, sáng nay vẫn cố gắng đi thi để xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM . Trong việc áp tải đề thi để bảo mật an toàn, Ban chỉ đạo kỳ thi THPT QG tại TPHCM có cùng phối hợp với lực lượng An ninh Công an TP, các lực lượng ban ngành tổ chức cho 65 xe đảm bảo vận chuyển đề tới 111 điểm thi đúng giờ. Kể cả tại các điểm thi xa như Cần Giờ. 4h30 xe xuất phát chở đề đi đến các điểm thi.

 Tại các điểm thi đều có lắp camera trong phòng để bài thi. Theo đó, tiếp tục quán triệt toàn bộ cán bộ tham gia kỳ thi làm tốt nhiệm vụ. Năm nay, có một số điều chỉnh so với năm ngoái nên các CB coi thi đều xác định tập trung cao độ, và cần nghiêm túc hơn. 

Riêng về địa điểm chấm thi Thứ trưởng cũng nhắc nhở, cần phải được bảo vệ tuyệt đối, nên có tăng cường công tác an ninh, vì không gian rộng, số lượng bài thi của TS tập trung về thí quá lớn. Toàn bộ bài thi trắc nghiệm do trường ĐH chủ trì, nhưng Sở GD-ĐT TP HCM cần phối hợp với trường đại học để công tác chấm thi thuận lợi. Việc giao nhận đề thi bài thi diễn ra trong ngày. 

Ngoài ra, Bộ công an cũng đã có họp với Ban chỉ đạo kỳ thi THPT QG tại Hà Nội về việc cần cảnh giác với những gian lận sử dụng thiết bị công nghệ cao, phòng chống gian lận trong kỳ thi. Lưu ý các CBCT cần nêu cao cảnh giác, có ý thức nâng cao nghiệp vụ, nhận diện thiết bị công nghệ cao tinh vi khó phát hiện. 

 Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM- thành viên Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2019  tại TP HCM cũng báo cáo với Thứ trưởng: "Sở sẽ nhắc nhở ngay điểm thi về vấn đề phối hợp với trường đại học trong khâu bảo mật. Ngay mỗi sáng sớm ngày thi, lực lượng Công an giao thông tăng cường chốt các ngã 4. Phụ huynh, học sinh, cán bộ giảng viên đi coi thi được tạo điều kiện tối đa. Trừ trường hợp bất khả kháng. Các xe áp tải đề thi, bài thi được di chuyển suốt đến địa điểm thi. Trên xe có đầy đủ nước uống, thức ăn cho CB làm nhiệm vụ. Tại điểm thi, công tác rà soát điểm chấm thi, khu vực rất rộng, công an bảo vệ được tập huấn kỹ, tuy nhiên Sở GD-ĐT cũng sẽ nhắc nhở ngay việc rà soát. Về thiết bị công nghệ cao, mỗi người đều được phát tài liệu tập huấn kỹ trước đó khá bị chu đáo".

 Trao đổi nhanh với PV báo CAND, thầy Đỗ Văn Trị, giảng dạy môn Ngữ Văn trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến-Tân Bình nhận định, đề văn trong câu đọc hiểu cho thấy nội dung ra đề khá hay, mức độ tương đương như đề năm ngoái, đạt mục đích kết hợp đánh giá kĩ năng cảm nhận thơ và đọc hiểu của TS, nội dung cũng có liên hệ thực tế, gắn với ý chí và lí tưởng của các bạn trẻ hiện nay.

Theo tôi là đề ra "dễ chịu" hơn so với mức độ và yêu cầu của đề minh họa 2019 và đề thi quốc gia năm 2018. Nhìn chung kiến thức và kĩ năng nằm trong chương trình 12, không đánh đố và không quá khó đối với học sinh trung bình, mức độ phân hóa vừa phải. Nhưng để đạt điểm cao là không dễ. Ngoài ra theo tôi, đề văn đã ra theo đúng định hướng đánh giá năng lực, tuy nhiên chưa mang tính đột phá nhiều.

H.NGa-N.Sơn
.
.
.