Lễ khai giảng không bóng bay
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Sơn Tây (Hà Nội). Tháp tùng Thủ tướng có Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học mới. |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoà cùng không khí hân hoan khai giảng năm học mới của thầy trò trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận 7, TPHCM). |
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình dự lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, thành phố Thanh Hóa. (Ảnh: Duy Tuyên) |
Niềm vui của các học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) trong ngày khai giảng. |
Phát biểu tại lễ khai giảng, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho biết: "Ý tưởng của em Nguyệt Linh học lớp 6G2 về một khai giảng không bóng bay là một ý tưởng dễ thương làm lay động lòng người của cô bé. Khai giảng năm học 2019-2020, nhà trường xác định đây là năm học vì môi trường, do đó sẽ hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa như nylon, thìa dĩa...; thay bằng đồ tự phân huỷ như cốc giấy, ống hút giấy, túi giấy. Học sinh không học sách vở bằng nylon. Các gia đình học sinh của trường sẽ không đốt vàng mã".
|
Học sinh trường PTTH Chu Văn An hát vang bài ca trong ngày khai giảng. |
Sân trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) tràn ngập sắc xanh của mũ đồng phục học sinh trong ngày khai giảng. |
Nét hồn nhiên trong trẻo của các em học sinh cấp 1 trong lễ khai giảng tại trường Lý Thái Tổ (Hà Nội). |
Trường học ở Huế không thả bóng bay trong ngày khai giảng
Năm nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 200.000 học sinh bước vào các cấp Tiểu học, THCS và THPT. Ghi nhận của PV Báo CAND Online, buổi lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 tại các trường học ở trung tâm TP Huế như THPT Quốc học, THPT Hai Bà Trưng; các trường Tiểu học Vĩnh Ninh, Lê Lợi, THCS Nguyễn Tri Phương diễn ra trong không khí rộn ràng, vui tươi và được các trường tổ chức nhanh gọn.
Trước dịp khai giảng năm học mới, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn gửi các đơn vị, trường học về công tác tổ chức ngày tựu trường và khai giảng năm học mới 2019-2020. Theo đó, Sở yêu cầu các trường học không tổ chức cho học sinh thả bong bóng bay; in ấn khẩu hiệu chào mừng, phông sân khấu khai giảng bằng chất liệu thân thiện với môi trường, dễ phân hủy như giấy, vải; khuyến khích học sinh không bọc vở bằng bìa nilon. Vì thế, vào sáng 5-9, các trường học tổ chức lễ khai giảng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không thả bóng bay và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các trò chơi ý nghĩa, thiết thực cho học sinh. Trong ngày khai giảng năm học mới, Trường THCS Trần Cao Vân, TP Huế có 1.440 học sinh, trong đó có 383 học sinh lớp 6, nhà trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước. Dự lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Quốc học Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao 20 suất quà cho các học sinh nữ có thành tích xuất sắc trong học tập và động viên các em tiếp tục nỗ lực đạt thành tích cao trong năm học mới.
Tại địa bàn huyện Quảng Điền, do ảnh hưởng của mưa lũ, nước sông dâng cao nên một số trường học ở các xã vùng thấp trũng ở địa bàn huyện này sẽ tổ chức khai giảng vào ngày 9-9.
Theo Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho biết, để chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020, tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm nhiều phòng học mới, đóng mới bàn ghế, quan tâm đầu tư các phòng học và phòng bộ môn tại các trường khó khăn nhất trên địa bàn nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập cho học sinh. Đồng thời Sở sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học, quan tâm hơn nữa đến học sinh ở vùng khó, vùng sâu vùng xa, qua đó tạo điều kiện tốt cho các em vững bước đến trường. |
Từ nhiều năm nay, nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang đứng trước bài toán mật độ dân số đông, cơ sở giáo dục thiếu quỹ đất dẫn đến quá tải trường lớp, quá tải sỹ số học sinh. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã gây áp lực lên toàn bộ hệ thống hạ tầng từ nhà cửa, công viên cho đến trường học.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 817 trường, giảm 1 trường so với năm học trước. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của năm học mới.
Tính đến cuối tháng 7-2019, toàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam có 27.182 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã tiến hành rà soát, cân đối lại đội ngũ giáo viên của từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó có kế hoạch điều động, thuyên chuyển giáo viên nhằm đảm bảo cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ năm học. Đặc biệt, nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học, ngày 6-8-2019, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 1220/SGDĐT-KHTC về việc chỉ đạo điều hành giá và hướng dẫn các khoản thu - chi, chế độ chính sách năm học 2019-2020 và Công văn số 1231/SGDĐT-KHTC ngày 8-8-2019 về việc quán triệt việc thực hiện các khoản thu, chi năm học 2019-2020. |
Thực tế cho thấy, quỹ đất vẫn chủ yếu tập trung phát triển dân cư, nhà máy, đất dành cho giáo dục chưa thực sự được quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, một trong những 9 nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT chỉ đạo tập trung giải quyết trong năm học 2019-2020 là đề nghị các địa phương rà soát quy hoạch trường lớp, trong đó ưu tiên quỹ đất phát triển trường học.
Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2019-2020 của Bộ GD&ĐT. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh các địa phương phải chấm dứt tình trạng thiếu trường học tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.
Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục sẽ tập trung ưu tiên vào việc “dạy người” |
Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa tăng cao, Hà Nội đã và đang nỗ lực giải quyết bài toán này. Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học mới 2019-2020, toàn thành phố có 2.746 trường học các cấp với gần 3 triệu học sinh, tăng 40.000 học sinh so với năm học trước. Để đảm bảo có đủ chỗ học cho học sinh trong năm học mới, toàn thành phố đã có 67 trường học các cấp xây dựng mới (34 trường thành lập mới) với tổng kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng.
Sáng 5-9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã dự Lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng nhà trường. Tại lễ khai giảng, Nhà giáo Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết: Nhà trường đang phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Với trọng trách đào tạo thế hệ trẻ Thủ đô trở nên tài năng hơn, trong năm học mới 2019-2020, nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, văn minh và an toàn. Cùng với đó, nhà trường sẽ quản lý hiệu quả các nhân tố của quá trình dạy và học cũng như nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế, coi tiếp thu tiến bộ của giáo dục thế giới để phát triển năng lực và phẩm chất công dân Việt Nam là nhiệm vụ then chốt. Tiếp tục làm rạng rỡ thêm truyền thống 34 năm xây dựng, phát triển của ngôi trường chuyên hàng đầu Thủ đô và đất nước; cùng với hệ thống các trường của Thành phố góp phần đưa uy tín và vị thế của ngành giáo dục Thủ đô lên tầm cao mới.
|
Toàn thành phố cũng đã cải tạo 407 trường học các cấp với tổng số tiền 5.200 tỷ đồng; mua sắm các trang thiết bị chuẩn bị cho năm học với tổng số tiền hơn 745 tỷ đồng. Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng đã rà soát xong mạng lưới trường lớp trên toàn thành phố đến năm 2025, trong đó tập trung ưu tiên quỹ đất cho phát triển giáo dục.
Bên cạnh đó, Hà Nội cho biết sẽ chú trọng giải pháp giảm sĩ số học sinh/lớp ở các trường có sức hút cao sang các trường có sức hút thấp, gắn với việc nâng cao chất lượng dạy học tại các trường này bằng cách tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, luân chuyển cán bộ, giáo viên…
Lễ khai giảng tại các trường khu vực TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng diễn ra ngắn gọn Sáng 5-9, cùng với học sinh (HS) cả nước, 1,7 triệu học sinh TP Hồ Chí Minh cũng bước vào mùa khai giảng năm học mới. Năm học 2019-2020, thành phố đã có số HS tăng gần 76.000 em so với năm 2018. Số HS tăng mạnh nhất ở bậc THCS với gần 26.500 em, tiểu học gần 21.800 em và THPT tăng gần 20.000 học sinh. Ghi nhận lễ khai giảng năm học mới diễn ra tại các nơi trong không khí ấm cúng, ngắn gọn và ý nghĩa.
Còn ở Đà Nẵng, hơn 260.000 học sinh các cấp của TP Đà Nẵng đã dự lễ khai giảng và bước vào ngày học đầu tiên của năm học mới 2019 - 2020. Năm nay, Sở GD – ĐT Đà Nẵng chủ trương tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo.
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, ngành giáo dục thành phố chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em ngay từ các cấp tiểu học bằng cách trang bị kiến thức giúp các em biết phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ… Từ đó, ý thức này sẽ lan toả đến phụ huynh và mọi người, góp phần làm cho thành phố Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp. Năm học 2019-2020, toàn TP Đà Nẵng có 195.119 học sinh các cấp Tiểu học, THCS, THPT nô nức dự lễ khai giảng năm học mới. Trong đó, bậc Tiểu học có 98.160 học sinh; bậc THCS có 64.005 học sinh và bậc THPT là 32.954 học sinh. |
Năm học 2019-2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh tăng hơn 75.000 học sinh. Để đảm bảo 100% chỗ học cho con em trên địa bàn, thành phố cũng đã đưa vào sử dụng gần 1.500 phòng học mới. Bên cạnh cơ sở vật chất, công tác tuyển dụng giáo viên được thành phố chú trọng. Năm học 2019-2020 là năm thứ hai thành phố thực hiện chủ trương bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và thu hút số ứng viên ứng tuyển lớn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT cho biết: Ngay trong dịp hè, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương và nhà trường phải rà soát toàn bộ lại hệ thống cơ sở vật chất để lên phương án cải tạo nhà cửa, phòng học; rà soát, thống kê cơ sở vật chất hiện có để sửa chữa, bổ sung, thay thế các công trình xuống cấp.
Bên cạnh việc bố trí đủ phòng học cho học sinh, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiên quyết không đưa những công trình xuống cấp vào sử dụng. Nếu như địa phương để xảy ra tình trạng nhà sụp, trách nhiệm chính sẽ thuộc về người đứng đầu cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý.
Rạng sáng 5-9, một trận mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh ở Sóc Trăng lo lắng vì sẽ ảnh hưởng đến ngày khai giảng năm học mới 2019-2020. Tuy nhiên, đến khoảng 6h sáng cùng ngày, trời trở nên mát mẻ, nắng đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ở các địa phương tiến hành lễ khai giảng đạt kết quả mỹ mãn.
|
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, để “tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là khẩu hiệu suông, để hoạt động "dạy người" trong nhà trường có chuyển biến thiết thực, rất cần sự nêu gương của đội ngũ thầy cô. Trong đó, vai trò của các hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội có vị trí then chốt.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp đánh giá đạo đức, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo hướng thuyết phục, thực chất và cụ thể hơn; yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo trên cả nước chú trọng thực hiện các nhiệm vụ để tạo ra môi trường làm việc, học tập lành mạnh, cùng nhau lan tỏa và nêu gương những điều tốt đẹp, những tấm gương nhà giáo mẫu mực, tâm huyết và sáng tạo.
Đặc biệt, sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và tổ chức đánh giá tổng kết thực hiện mô hình "Trường học hạnh phúc" để từng bước nhân rộng ra các nhà trường phổ thông. Tuy vậy, người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho rằng: Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục, rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Trong đó, với học sinh, cha mẹ có vai trò như là "thầy cô" lúc ở nhà vậy. Còn xã hội chính là môi trường sống hằng ngày của học sinh...
Thay việc cầm bóng bay, các em tiểu học hào hứng khi được phát hoa chào mừng năm học mới. |
Năm nay, để lễ khai giảng thực sự là của học sinh, vì học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chủ trương tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, các trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng đồng loạt không thả bóng bay trong ngày khai giảng năm học mới kể từ năm học 2019-2020; đồng thời hạn chế sử dụng các vật dụng có liên quan đến rác thải nhựa như không sử dụng bọc vở bằng ni lông, hướng dẫn học sinh tái chế dụng cụ học tập…
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, ngành giáo dục thành phố chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em ngay từ các cấp tiểu học bằng cách trang bị kiến thức giúp các em biết phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ… Từ đó, ý thức này sẽ lan toả đến phụ huynh và mọi người, góp phần làm cho thành phố Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp.
Tiếng trống khai giảng chào đón năm học mới của thầy và trò TP Đà Nẵng. |
Thay việc cầm bóng bay, các em tiểu học hào hứng khi được phát hoa chào mừng năm học mới. |
Năm nay, để lễ khai giảng thực sự là của học sinh, vì học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chủ trương tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, các trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng đồng loạt không thả bóng bay trong ngày khai giảng năm học mới kể từ năm học 2019-2020; đồng thời hạn chế sử dụng các vật dụng có liên quan đến rác thải nhựa như không sử dụng bọc vở bằng ni lông, hướng dẫn học sinh tái chế dụng cụ học tập…
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, ngành giáo dục thành phố chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em ngay từ các cấp tiểu học bằng cách trang bị kiến thức giúp các em biết phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ… Từ đó, ý thức này sẽ lan toả đến phụ huynh và mọi người, góp phần làm cho thành phố Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp.
Tiếng trống khai giảng chào đón năm học mới của thầy và trò TP Đà Nẵng. |
Thay việc cầm bóng bay, các em tiểu học hào hứng khi được phát hoa chào mừng năm học mới. |
Năm nay, để lễ khai giảng thực sự là của học sinh, vì học sinh, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chủ trương tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, các trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng đồng loạt không thả bóng bay trong ngày khai giảng năm học mới kể từ năm học 2019-2020; đồng thời hạn chế sử dụng các vật dụng có liên quan đến rác thải nhựa như không sử dụng bọc vở bằng ni lông, hướng dẫn học sinh tái chế dụng cụ học tập…
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, ngành giáo dục thành phố chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em ngay từ các cấp tiểu học bằng cách trang bị kiến thức giúp các em biết phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ… Từ đó, ý thức này sẽ lan toả đến phụ huynh và mọi người, góp phần làm cho thành phố Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp.
Tiếng trống khai giảng chào đón năm học mới của thầy và trò TP Đà Nẵng. |