“Nút cổ chai” nơi kiểm soát dịch vì các loại giấy đi đường

Thứ Ba, 31/08/2021, 08:44

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, số ca mắc tăng nhanh cho thấy dịch đã lan rộng trong cộng đồng và đã trải qua nhiều vòng lây nhiễm mà chưa được phát hiện, dù đã thực hiện rất nghiêm Chỉ thị 16 tại các địa phương. Điều này dấy lên lo ngại tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm dịch là nguyên nhân dẫn đến kết luận trên của Bộ trưởng Y Tế.

Thực tế cho thấy việc lực lượng cán bộ kiểm tra các loại giấy mà người tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo sẽ tốn rất nhiều thời gian, gây ùn tắc cục bộ cho các loại phương tiện. Như thế sẽ không thể đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định 5K đã ban hành.

Hơn thế nữa, người dân không mang theo đủ các loại giấy bắt buộc sẽ bị lực lượng chức năng chặn lại và không cho qua. Họ phải đứng chờ tại chốt để được giải quyết. Vô hình chung tạo nên “nút cổ chai” ách tắc cho những trường hợp cần thiết di chuyển như xe cấp cứu, xe công vụ…

Đứng ở góc độ người tham gia giao thông, thủ tục xác nhận đi đường cũng trở nên bất cập khi nhiều địa phương không đồng bộ các loại giấy đi đường. Ở một số tỉnh ngoài yêu cầu giấy đi đường có xác nhận của phường xã, cán bộ, công nhân viên và người lao động còn cần phải xuất trình được thẻ cán bộ, danh sách nhân viên đang làm tại đơn vị có xác nhận của phường xã hoặc hợp đồng lao động để chứng minh bản thân thuộc đối tượng được đi làm.

g1.jpg -0
Nhiều người dân phải đợi rất lâu để được xác nhận giấy đi đường. Ảnh: VNExpress.

Bất cập song song với bất cập, quy định phải có xác nhận của phường xã đối với các loại giấy tờ có liên quan lại tạo nên hiệu ứng tiêu cực trong cách phòng chống dịch. Dẫu biết rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho Ban phòng chống dịch trên đa bàn có thể quản lý hiệu quả hơn, nhưng lại khiến người lao động phải trực tiếp đến cơ sở cấp phường xã để lấy xác nhận, tạo nên tình trạng tập trung đông người.

Có thể lấy ví dụ điển hình về trường hợp ở Hà Nội. Người dân xếp hàng dài ra đến cổng phường để chờ lấy xác nhận. Lằng nhằng hơn là các đại diện tập đoàn và doanh nghiệp lớn phải đến tận nơi để xác nhận cho 30-50% người lao động được đi làm. Thời gian chờ lâu trong khi lại tập trung nhiều người sẽ phát sinh những tiếp xúc gián tiếp, khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn ở địa phương.

g2.jpg -0
Các địa phương cần nghiên cứu đồng bộ về giấy đi đường nhằm giảm các thủ tục hành chính rườm rà tốn nhiều thời gian. Ảnh: Báo Tin Tức

Tình trạng này không sớm thì muộn sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực trong công tác phòng chống dịch. Vậy, điều ta cần làm phải phân biệt được việc phải hạn chế di chuyển hay là hạn chế tiếp xúc, để từ đó đặt ra các quy định phù hợp hơn với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Dịch bệnh COVID-19 diễn ra đã khiến mùa tựu trường năm nay của các em học sinh trở nên chậm trễ hơn. Tuy nhiên điều đó là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp như hiện nay.

Mới đây, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấp tiểu học sẽ bắt đầu tựu trường từ 30/8 -  1/9 sắp đến. Vấn đề đặt ra liệu việc cho học sinh cấp tiểu học tựu trường ngay trong tình hình hiện nay có thật sự đem lại hiệu quả trong phòng chống dịch hay không.

Ở cấp tiểu học, các em vẫn chưa nhận thức được nhiều về tầm quan trọng của chiếc khẩu trang nơi đông người hay vấn đề vệ sinh cá nhân. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đếm công tác phòng dịch trong nhà trường. Hơn nữa, việc các em tiếp xúc với nhau trong môi trường đông bạn học sẽ nhanh chóng tạo thành nguồn lây phức tạp.

Vì một lớp tiểu học sẽ có trung bình từ 35 - 40 em tham gia học tập. Tính hiếu động và tò mò sẽ khiến việc tiếp xúc diễn ra thường xuyên. Một tiếp xúc mười và cứ như thế tính theo cấp số nhân. Chưa kể, nhiều vật dụng dùng chung trong lớp có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh.

 

g3.jpg -0
Học sinh tiểu học tại tỉnh Thanh Hóa tựu trường vào ngày 23/8. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Và sẽ ra sao nếu chẳng may các thầy, cô mang trên người virus kể cả khi đã tiêm ngừa vaccine, lây nhiễm cho các em học sinh và trở thành hình tượng không đẹp đối với các tâm hồn còn non nớt đó. Độ tuổi tiểu học hiện vẫn chưa được phép tiêm ngừa COVID-19 vì hệ miễn dịch vẫn còn đang phát triển đầy đủ. Vậy nên các em sẽ không thể tự bảo vệ mình trước các yếu tố gây bệnh kể trên.

Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và nhà trường cần xem xét kéo dài thời gian tựu trường, có thể là 1 đến 2 tháng, áp dụng cho cấp tiểu học đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Và sẽ rút ngắn thời gian nghỉ hè của các em để bù vào khoảng thời gian nghỉ dịch này.

Tuân thủ các biện pháp hạn chế sự lây lan dịch bệnh bằng những bước đi đúng đắn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, để ta không phải thấy những hình ảnh các bé mặc đồ bảo hộ tiến vào môi trường nhiễm bệnh nhanh chóng trong khu cách ly, là góp phần bảo vệ cho tương lai nước nhà.

Tí Nị
.
.
.