Bình Dương quyết liệt ngăn chặn dich tả lợn châu Phi
- Tăng cường biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở đồng bằng sông Cửu Long
- Xe tải chở đàn heo nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Quảng Nam
- Sóc Trăng xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi
Trước đó, ngày 21-5, Bình Dương đã công bố phát hiện hai ổ dịch đầu tiên tại xã Vĩnh Hòa (huyện Phú Giáo), 1004 con lợn tại 2 ổ dịch này đã nhanh chóng được chôn hủy. Bình Dương hiện có hơn 832000 con lợn, trong đó quy mô trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm hơn 11%. Trung bình 1 tháng cung ứng ra thị trường 154000 con lợn thịt và giống.
Trước nguy cơ bệnh DTLCP lây lan rộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dườn đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với bệnh DTLCP.
Số lợn mắc bệnh bị tiêu hủy tại huyện Phú Giáo |
Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thông tin tuyên truyền để kịp thời ứng phó với dịch bệnh. Phối hợp Sở Tài chính tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt chính sách, kinh phí thực hiện các hành động ứng phó với dịch bệnh. Phối hợp UBND các cấp tại địa phương có phát hiện bệnh DTLCP tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn heo bị bệnh DTLCP trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh DTLCP.
Đồng thời, xác định vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát làm cơ sở phối hợp UBND các cấp và các cơ quan chức năng có liên quan để thiết lập các trạm, chốt kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn (phối hợp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện vận chuyển). Không vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch. Tổ chức điều tra ổ dịch; giám sát ổ dịch; lấy mẫu đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân tại vùng dịch hoặc vùng bị dịch uy hiếp để xét nghiệm bệnh DTLCP. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại vùng dịch và các vùng lân cận theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
Đặc biệt, tăng cường kiểm soát giết mổ, tăng cường giám sát hoạt động các cơ sở giết mổ. Đối với lợn khỏe mạnh không mắc bệnh, không thuộc diện phải cách ly giám sát thì có thể xem xét giết mổ tại địa phương dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí đầy đủ kinh phí phòng, chống dịch theo phân cấp ngân sách để hỗ trợ tiêu hủy theo quy định hiện hành và đảm bảo thực hiện các hành động ứng phó khác có liên quan. UBND các cấp chỉ đạo, huy động nguồn lực tại địa phương nhanh chóng phối hợp Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y tổ chức tiêu hủy đàn lợn bị bệnh DTLCP trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh và hỗ trợ các trường hợp tiêu hủy lợn khác.
UBND các xã, phường, thị trấn tại vùng dịch và các vùng lân cận tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của ngành thú y. Căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thú y, kịp thời công bố dịch bệnh và công bố hết dịch bệnh theo quy định.
Thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi theo các quy định hiện hành. Các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi lợn chấp hành hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thú y, chính quyền địa phương trong việc tiêu hủy heo và thực hiện các hành động ứng phó khác để khống chế dịch bệnh…