Sao Mai Group - “hiện tượng độc đáo” trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
- Tập đoàn Sao Mai giải “bài toán khó về ngôi chợ mới”
- Tập đoàn Sao Mai và Koyo Group xây dựng Nhà máy điện mặt trời 6.000 tỷ đồng
- Sao Mai Group viết nên những điều kỳ diệu
PV: Được biết, ông hết sức tâm đắc với mô hình kinh doanh đa ngành nghề nhằm tạo thế chân vạc cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Ông có thể chia sẻ về những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của Sao Mai Group hiện nay?
Ông Lê Thanh Thuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai trả lời phỏng vấn. |
Ông Lê Thanh Thuấn: Thực tế cho thấy, một thời gian dài cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn vừa qua và cho đến thời điểm này, theo tôi doanh nghiệp nào chỉ “độc canh một nghề” hay tôi vẫn thường nói vui là “để tất cả trứng vào một giỏ” thì rất dễ gặp phải rủi ro. Còn ngược lại, doanh nghiệp đa ngành hay “mô hình chân rết” thì họ biết khai thác mặt mạnh của ngành này bổ trợ cho cho ngành kia để giữ ổn định và phát triển trong mọi tình huống.
Hiện nay, Sao Mai có 16 Công ty thành viên Tập trung vào các lĩnh vực; BĐS, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch lữ hành, nhà hàng khách sạn, tư vấn thiết kế, xây dựng và dịch vụ. Trong đó, chúng tôi xem dịch vụ là một mảng kinh doanh năng động nhất, có thể cứu ứng cho các ngành nghề khác kịp thời. Tôi quan niệm rằng mảng dịch vụ của Sao Mai không sản sinh ra những loại hàng hóa nào mà xã hội không có nhu cầu mà luôn tìm kiếm và đáp ứng kịp thời hay cũng có thể là định hướng tiêu dùng của xã hội.
PV: Năm 2016 Tập đoàn đã sáp nhập thành công 3 doanh nghiệp Nhà nước nâng tổng số lên 15 công ty thành viên, vậy ông có thể cho biết thêm thực trạng trước khi Sao Mai vào đầu tư.
Ông Lê Thanh Thuấn: Hầu hết các công ty này điều bộc lộ những điểm yếu của những doanh nghiệp nhà nước, tính năng động không có do bị gò bó bởi những thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý trong cơ chế vận hành còn chung chung, chưa phân rõ trách nhiệm từng cá nhân nên chưa giải phóng hết năng lực lao động của nhân viên. Vì vậy tiềm năng lao động trong họ chưa được đánh thức, tồn tại tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
PV: Là một doanh nghiệp thành đạt, cá nhân ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong quản trị. Vậy khi tiếp quản những công ty này, Sao Mai sẽ thực hiện chiến lược và định hướng ra sao để vực dậy các công ty Nhà nước thoái vốn?
Ông Lê Thanh Thuấn: Trước hết để vực dậy các công ty này, Sao Mai Group sẽ tái cấu trúc lại theo hướng phát huy vai trò của những cá nhân, đơn vị làm việc có hiệu quả vì có hiệu quả thì tài chính mới vững mạnh được. Đối với những cán bộ quản lý các trưởng bộ phận phải phân rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, triệt để tình trạng trách nhiệm chung chung.
Những bộ phận hoạt động kém hiệu quả sẽ phải khoanh vùng để xử lý. Đối với những công ty Nhà nước thoái vốn mà Sao Mai đầu tư vào thì công tác điều hành càng được chú trọng hơn, nhất là vấn đề chuyển đổi phương thức quản lý nhằm khắc phục những hạn chế lâu nay của các công ty này, phát huy hiệu quả hoạt động tương xứng với tiềm năng và hành trang mà doanh nghiệp đang có.
Ngoài ra, Tập đoàn sẽ nghiên cứu đầu tư thêm một số hoạt động mới có tiềm năng thay thế bộ phận cũ bị cô lập. Liên doanh các công ty này lại cùng nhau hợp tác hỗ trợ nâng cao kỹ năng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo lại nguồn nhân lực hoạt động kém hiệu quả.
PV: Là một nhà quản trị chuyên nghiệp vừa có “tâm” vừa có “tầm”. Vậy sau khi tiếp quản những công ty này, ông có ý định sa thải các nhân viên làm việc trước đó không?
Ông Lê Thanh Thuấn: Điều này không bao giờ có. Khổng tử có câu nói rất hay “Dùng người như dùng gỗ, chớ vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn”. Bởi trong mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng, do vậy việc dụng người đòi hỏi người lãnh đạo phải có cách nhìn nhận chuẩn xác, đánh giá đúng năng lực, sắp xếp đúng sở trường thiên phú của mỗi cá nhân, khơi dậy niềm đam mê và tài năng trong công việc từ chính bản thân họ để họ tự tin phát huy bản lĩnh và tâm huyết với Tập đoàn. Cuối cùng là giải phóng tối đa sức sáng tạo của mỗi cá nhân trong đơn vị.
Diện mạo của Tập đoàn Sao Mai hiện nay là sự kết hợp của 16 công ty thành viên, với tổng vốn điều lệ gần 6.000 tỷ đồng và hơn 7.000 lao động. Đó là những con số của tiềm lực, của sức mạnh, của vị thế Sao Mai không dễ lẫn với bất kỳ “ngôi sao” nào trong nền kinh tế. Đồng thời, những con số ấy là sự biểu thị sinh động nhất cho năng lực quản lý, điều hành của HĐQT Tập đoàn. Sao Mai Group đang tiến tới doanh thu toàn Tập đoàn đạt khoảng 10.000 tỷ vào năm 2020 và tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. |