Mới có 53/ 283 thủ tục hành chính được thực hiện kết nối Cơ chế 1 cửa quốc gia
- Gần 1 triệu hồ sơ xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia
- Điểm sáng cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"
- Cơ chế một cửa giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 12.000 tỷ đồng
Cụ thể: Bộ Công Thương - 6 thủ tục; Bộ Khoa học và Công nghệ - 4 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải - 12 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 13 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường - 4 thủ tục; Bộ Thông tin và Truyền thông - 1 thủ tục; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 1 thủ tục; Bộ Y tế - 5 thủ tục; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - 1 thủ tục;
Bộ Quốc phòng - 3 thủ tục liên ngành đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; 3 thủ tục liên ngành (Tài chính, Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Cán bộ Hải quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành. |
Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc.
Việc sau gần 4 năm triển khai mà chỉ có 53/283 thủ tục được thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia là quá ít.
Đấy là chưa kể theo phản ánh của các doanh nghiệp và cơ quan khảo sát độc lập, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, các doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn diễn ra khá phổ biến; còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ dư thừa, chồng chéo giữa các cơ quan;
mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy trình thủ tục còn thấp. Năng lực chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ trong thực hiện thủ tục hành chính còn yếu.
Cơ chế một cửa quốc gia đang nhằm vào mục tiêu giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính phục vụ cho khâu thông quan mà chưa chú trọng nhiều đến việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như công tác điều hành của các cơ quan chính phủ; hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu và khối lượng công việc phải xử lý…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục, nâng tổng số lên 196 thủ tục.
Theo bà Mai, chỉ trong vòng khoảng hơn 5 tháng, kế hoạch triển khai thêm 143 thủ tục là 1 mục tiêu kỳ vọng và sẽ khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm bắt đầu và chúng ta đã có tới 4 năm chuẩn bị, nên với sự nỗ lực của các bộ ngành, trên cơ sở các nền tảng đã được chuẩn bị, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.