Cơ cấu nợ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
- Tạm dừng việc chuyển đất trồng cao su sang trồng mía của Hoàng Anh Gia Lai
- Đề nghị quản lý chặt đường nhập khẩu của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào1
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất cuối năm 2015, HAGL nợ trên 31.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ của công ty con là Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai chiếm hơn 50% tổng nợ của HAGL. Nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh bết bát của HAGL chủ yếu đến từ việc giá cao su giảm mạnh, có lúc xuống dưới giá thành 1.300 USD/tấn so với mức giá 5.500 USD/tấn ở thời điểm cao nhất.
Thông tin này đã khiến cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) và Công ty cổ phần Nông nghiệp HAGL (mã CK: HNG) giảm mạnh. Cổ phiếu HAG đã "bốc hơi" khoảng 67,5% so với 1 năm trước và mất giá 52,5% so với thời điểm mới niêm yết. Trong khi đó, cổ phiếu HNG giảm giá hơn 80% so với thời điểm mới niêm yết, đồng thời mất tới hơn 75% sau 3 tháng giao dịch.
Trước thực trạng trên, nhóm các ngân hàng chủ nợ của HAGL đã họp tại Hà Nội và đã trình một văn bản kiến nghị NHNN giữ nguyên nhóm nợ; miễn giảm lãi một số khoản nợ, thống nhất trình NHNN xin tái cơ cấu một số khoản nợ. Thông tin từ NHNN cho biết đã đồng ý với đề nghị của 10 ngân hàng chủ nợ HAGL là sẽ trình Chính phủ phương án tái cơ cấu khoản nợ của Tập đoàn này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ngành Ngân hàng đưa tay cứu doanh nghiệp của bầu Đức là hành động thiết thực nhất thể hiện tinh thần của Nghị quyết 35/NQ-CP mà Chính phủ ban hành ngày 16-5-2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Phản ứng ngay lập tức, thị trường chứng khoán đã khởi sắc khi cổ phiếu HAG và HNG nhanh chóng tăng trần. Nhiều nhà đầu tư cho biết đã rất lâu mới nhìn thấy màu tím trên chỉ báo của 2 mã này.