Triển khai quy định về chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản
- Rửa tiền qua bất động sản - chống bằng cách nào?
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý đấu tranh chống tội phạm rửa tiền
- Bảo đảm minh bạch tài sản, thực hiện cam kết với quốc tế về chống rửa tiền
Cụ thể, Sở Xây dựng yêu cầu các DN kinh doanh, môi giới BĐS phải thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao… từ đó lập báo cáo về các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch bằng tiền mặt có giá trị lớn từ 300 triệu đồng trở lên để báo cáo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).
Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các DN kinh doanh BĐS tại thành phố phải thực hiện đánh giá rủi ro về các giao dịch BĐS, kết quả gửi về 2 cơ quan vừa kể trước ngày 15-9 tới để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Nhằm tăng cường giám sát đối với lĩnh vực này, Sở Xây dựng thành phố cũng yêu cầu Thanh tra xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh BĐS để báo cáo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, chỉ trong 8 tháng của năm nay, trên địa bàn đã có 28.465 DN được cấp phép thành lập mới. Trong đó số DN đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực BĐS chiếm 7,3%. Điều này có nghĩa đã có thêm hơn 2 ngàn DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại thành phố từ đầu năm tới nay.