Quản lý đội ngũ dịch thuật, bổ sung những điểm mới trong công chứng và chứng thực

Thứ Sáu, 05/07/2013, 18:37
Thực hiện Nghị quyết số 06/2012/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực và dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét thông qua vào tháng 7/2013.

Phản hồi về một số thông tin cho rằng hoạt động công chức, chứng thực gây phiền hà, cản trở cải cách hành chính trên một tờ báo, Bộ Tư pháp đã có văn bản khẳng định: Theo quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007 thì hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực là hai hoạt động khác nhau, được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Hoạt động công chứng là rất cần thiết và ngày càng khẳng định vai trò trong đời sống xã hội, qua 6 năm triển khai thực hiện Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007 đã mang lại những hiệu quả tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Đối với vấn đề chứng thực chữ ký người dịch, bản thân cơ quan Nhà nước (Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã) khi thực hiện chứng thực chữ ký người dịch chỉ có thẩm quyền xác nhận chữ ký tại bản dịch là chữ ký của người dịch mà không chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.

Do vậy thực hiện Nghị quyết số 06/2012/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực và dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét thông qua vào tháng 7/2013.

Nghị định này sẽ góp phần quan trọng vào việc quản lý đội ngũ người dịch trong lĩnh vực chứng thực tại Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp (thiết lập cơ chế kiểm tra, đánh giá trình độ người dịch, chất lượng bản dịch, cấp chứng chỉ hành nghề dịch thuật và quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch thuật). Qua đó góp phần đảm bảo trật tự quản lý hành chính, an toàn lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức

PV
.
.
.