Phổ cập giáo dục: Để chương trình không còn mang “bệnh” thành tích
Một trong những mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục là chương trình phổ cập giáo dục. Không chỉ mổ xẻ để tìm kiếm, định bệnh mà việc “chạy chữa” xem chừng rất được ưu tiên và nó được thể hiện khá rõ nét qua Hội nghị tổng kết công tác phổ cập giáo dục giai đoạn 2001-2005 và mục tiêu giải pháp giai đoạn 2006-2010 vừa qua.
Tháng 6/2000, ngành Giáo dục Việt
Viện sỹ - Giáo sư Phạm Minh Hạc - Chuyên gia cao cấp của Ban Khoa giáo TW cho biết, nước Pháp sau 100 năm mới dám công bố hoàn thành phổ cập tiểu học, còn Nhật tuy nhanh hơn nhưng cũng phải sau 40 năm. Trong Hội nghị PCGD thế giới được tổ chức tại châu Phi (Hội nghị Đa - ka năm 2000) thì mục đích chung của thế giới là tới năm 2014 mới hoàn thành PCGD.
Cụ thể hơn trong Hội nghị giáo dục tại Pháp gần đây có 18 nước tham gia cho thấy, nước cao nhất ở châu Phi mới có 51% người dân được xóa mù chữ (XMC), còn thực tế ở Việt Nam hiện nay có khu vực vùng cao mới có 70% người lớn được học chữ và trẻ em đi học đúng độ tuổi. Nên ta không ngạc nhiên vì còn tới 30% trong số này sẽ có người không biết chữ… và Giáo sư Hạc khẳng định: "Nếu muốn 100% thì phải lâu dài. Ta làm giỏi thì tới năm 2020 khi đã là một nước công nghiệp 100% người lớn, trẻ em được biết chữ, PCGDTHCS đã là "cực kỳ" rồi". Và cũng chính Giáo sư Hạc đưa ra một nhận xét thẳng thắn: "Thực chất, kết quả PCGD ta đưa ra trong năm 1999 - 2000 là còn "gượng ép", nhiều nơi còn mang “bệnh” thành tích".
Phải coi là chuyện "quốc gia đại sự"
Một ví dụ được nêu ra sinh động và điển hình nhất về phương pháp tiến hành PCGD, hóa ra thành công nhất cả nước về PCGD lại ở một tỉnh nghèo bậc… nhất cả nước, đó là Tuyên Quang mà nếu nói về kinh tế, trong cả nước Tuyên Quang là tỉnh xếp hạng 4 từ… dưới lên.
Với suy nghĩ "đã nghèo về kinh tế mà lại không chịu học thì làm sao mà khá lên được!", bà Vũ Thị Bích Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trao đổi về kinh nghiệm làm PCGD tại tỉnh này đã không chỉ thuyết phục được người nghe, đại diện ngành Giáo dục của các tỉnh mà cả đến những người cẩn trọng như Giáo sư Hạc cũng ủng hộ bằng đề nghị: "Kinh nghiệm Tuyên Quang hôm nay phải được phổ biến thông tin tới từng người dân ở những vùng tỷ lệ phổ cập còn thấp". Vậy Tuyên Quang đã làm được gì?
Đó là khoảng 3.000 học sinh của Tuyên Quang trong năm vừa qua đủ tiêu chuẩn cả về văn hóa và ngoại ngữ để tham gia đi xuất khẩu lao động. 140 xã của Tuyên Quang đã hoàn thành PCGD tiểu học và THCS giai đoạn I (2001-2005)...
Từ năm 1999, do tình trạng cứ sau mỗi mùa mưa lũ, số lượng học sinh đến lớp lại sụt giảm nghiêm trọng. Giải pháp được đưa ra là Tỉnh ủy cấp khoảng 2 triệu đồng mua vật liệu, dân đóng góp cây que, công thợ… Phụ huynh đóng góp thảm tre làm giường ngủ, Nhà nước hỗ trợ tiền điện, tiền mua máy bơm nước… vậy là hình thành "trường nội trú dân nuôi " đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Các em có chỗ ăn học tại chỗ, không còn phải bỏ học vì mưa lũ…
Mô hình này đã được duy trì suốt cho tới nay tại xã Yên Hoa - huyện Nà Hang, Tuyên Quang đang có tới 1.000 học sinh nội trú cấp II, III học theo mô hình này. Nơi đây đã trở thành điểm học tập tham quan của nhiều địa phương.
Giải pháp thứ hai không kém phần quan trọng là sử dụng lực lượng giáo viên sẵn có. Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 300 giáo viên tiểu học dạy văn hóa còn thiếu rất nhiều giáo viên nhạc, họa… nếu tuyển ồ ạt sẽ dẫn tới việc thừa. Hàng năm lại phải giải quyết. Do đó, tỉnh phải làm công tác tư tưởng để giáo viên Tuyên Quang chấp nhận vừa dạy phổ thông vừa dạy bổ túc. Và như thế đã thoát khỏi áp lực… biên chế tiền lương, đời sống giáo viên lại tốt hơn vì tăng thu nhập. Học sinh chương trình bổ túc còn được hỗ trợ 15kg gạo/em/tháng nên rất… gắn bó với nhà trường.
Thành công của Tuyên Quang ngày hôm nay cũng không thể tách rời sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền cũng như nhiều ban, ngành khác. Nói theo kiểu Tuyên Quang thì "Chuyện đi học ở thôn bản là việc quốc gia đại sự ở đây"