Nước biển dâng 0,75 - 1m cuối thế kỷ XXI
Qua hai ngày làm việc, 250 đại biểu đại diện cho lãnh đạo các Bộ, ngành TW và đại sứ quán Australia, Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, lãnh đạo các địa phương trong khu vực ĐBSCL, các nhà khoa học đến từ các viện, trường ĐH… tham dự.
Với 30 tham luận, diễn đàn đã thảo luận về các vấn đề tác động của BĐKH và những thách thức đặt ra đối với các ngành, cộng đồng tại các tỉnh khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung trong nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng do tác động tiêu cực của BĐKH.
Những ảnh hưởng ghê gớm của thảm họa thiên nhiên và các bài học kinh nghiệm của các ngành Nông nghiệp, thủy sản, cung cấp và xử lý nước, năng lượng, giao thông và quy hoạch nông thôn được đặt ra tại diễn đàn. Tổ chức này dự báo vào năm 2050, sẽ có trên 1 triệu người dân ĐBSCL bị tác động trực tiếp bởi BĐKH dưới dạng xâm lấn bờ biển và mất đất đai mà trước hết là do lũ lụt... nguy cơ nước biển dâng.
Tại diễn đàn đã nhận định, vùng ĐBSCL đã trải qua các tác động nặng nề của BĐKH. Cụ thể, từ năm 2000 vụ lụt lớn đã tàn phá hơn 400.000ha ruộng lúa, 85.000ha đất trồng trọt và 16.000ha ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Với BĐKH tần suất và mức độ của các cơn bão sẽ tăng lên, lụt lội tăng cường và kéo dài, thay đổi lượng mưa, ngập lụt và xâm mặn có thể làm giảm sản lượng nông thổ thủy hải sản của khu vực… ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh lương thực của khu vực và thế giới là đáng kể. Một số liệu từ diễn đàn đưa ra gây nhiều chú ý, với mực nước biển tăng lên 1m thì có 12.300km2 (khoảng 31% diện tích) của ĐBSCL bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm 9.800km2 đất nông nghiệp và thủy sản.
Theo cam kết của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên, tinh thần của "Diễn đàn biến đổi khí hậu ĐBSCL lần thứ nhất" sẽ được đưa vào chương trình của Chính phủ Việt Nam về BĐKH đem đến Hội nghị các bên (COP15) tại Copennhagen, Đan Mạch vào tháng 12 tới