Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5: Thêm nhiều chính sách mới cho người lao động
Người nghèo được nâng mức vay vốn lên 50 triệu đồng
Kể từ ngày 1/5/2014, hộ nghèo được vay tối đa 50 triệu đồng. Đây là nội dung được thể hiện tại Quyết định số 34/QĐ-HĐQT về nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ký. Theo đó, nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững lên 50 triệu đồng/hộ vay.
Lâu nay, các hộ nghèo được vay tối đa là 30 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002. Như vậy, mức vay vốn tối đa 30 triệu đồng đã áp dụng tới 12 năm, mức này rõ ràng không còn phù hợp so thời giá hiện nay. Về mức ưu đãi vay vốn đối với hộ nghèo được xem là một đòn bẩy phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 31/3/2014, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách đạt 130.048 tỷ đồng, tăng 834 tỷ đồng so với 31/12/2013. Tổng dư nợ đạt 124.399 tỷ đồng, tăng 2.700 tỷ đồng so với 31/12/2013, với hơn 7 triệu lượt khách hàng còn dư nợ; trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng thực hiện theo kế hoạch tăng dư nợ của Thủ tướng Chính phủ là 112.312 tỷ đồng, tăng 2.844 tỷ đồng so với năm 2013, đạt 40% kế hoạch năm. Một số tỉnh, thành phố có dư nợ lớn là: Thanh Hóa gần 2.700 tỷ đồng, Nghệ An 1.975 tỷ đồng, Sơn La 1.162 tỷ đồng, Hà Nội 1.127 tỷ đồng, Quảng Nam 1.126 tỷ đồng và Bắc Giang là 1.046 tỷ đồng.
Việc nâng mức vay vốn tối đa lên 50 triệu đồng là bước tiến mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nghèo vay vốn.
Tuy nhiên, so mức 30 triệu đồng đã áp dụng cách đây 12 năm thì mức 50 triệu đồng vẫn rất khiêm tốn. Nếu so thời giá và những biến động thị trường, nếu nâng mức lên khoảng 100 triệu đồng sẽ thuận lợi hơn với người dân.
Điều chỉnh điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp
Cũng trong tháng 5 này, điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh. Theo Thông tư 12 của NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước cho phép các bên đi vay vay trung, dài hạn nước ngoài phục vụ dự án của doanh nghiệp mà bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp với giới hạn mức vay tương ứng với tỷ lệ góp vốn của bên đi vay trong doanh nghiệp mà bên đi vay tham gia góp vốn. Thông tư cũng yêu cầu các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.
Phải trả tiền cho người giúp việc gia đình nếu làm việc ngày lễ, Tết
Lâu nay, người lao động giúp việc tại các gia đình chủ yếu do thỏa thuận giữa hai bên, không có sự ràng buộc, điều chỉnh nào về pháp lý khiến người giúp việc chịu nhiều thua thiệt. Từ tháng 5, theo quy định của Nghị định 27, mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu vùng như ở Hà Nội là 2,7 triệu đồng/tháng). Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hằng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động và khả năng kinh tế của hộ gia đình, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế