Nắng lên, không khí Hà Nội vẫn nguy hại cho sức khỏe

Chủ Nhật, 23/02/2020, 13:35
Theo chỉ số AQI, chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khi liên tục ở mức xấu và rất xấu trong nhiều ngày, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Liên tục những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng xấu đi khi chỉ số chất lượng không khí AQI luôn thường trực màu đỏ và màu tím, đây là mức báo động xấu và rất xấu, ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe người dân thủ đô.

Chỉ số đo đạc chất lượng không khí của Quan trắc môi trường Hà Nội.

Cụ thể, chỉ số AQI chất lượng không khí của thủ đô Hà Nội theo số liệu đo đạc vào thời điểm 13h trưa 23/2 có 5 điểm quan trắc môi trường của Hà Nội chuyển sang màu đỏ như Tây Mỗ ở mức 188, khu vực Mỹ Đình ở mức 193, Kim Liên ở mức 181, Hoàn Kiếm ở mức 188 và Tân Mai ở mức 174. Đây là mức là những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, 6 điểm quan trắc không khí còn lại của Hà Nội đều tím ngắt như Minh Khai (Bắc Từ Liêm) ở mức cao 227, khu vực Phạm Văn Đồng vốn có khá nhiều công trình xây dựng thì đang duy trì mức 220, Chi cục bảo vệ môi trường ở mức 212, Thành Công 203, Hàng Đậu là 222 và Đại sức quán Pháp là 214. Mức màu tím được các chuyên gia cảnh báo hưởng tới sức khỏe người dân nghiêm trọng hơn nhất là người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…

Chỉ số chất lượng không khí Hà Nội trên trang Airvisual.

Ngoài ra, chất lượng không khí Hà Nội cũng được trang Airvisual xếp hạng ở vị trí số 1 trong tổng số 10.000 thành phố trên thế giới được đò lường không khí tính đến 13h chiều 23/2 với mức 205, nồng độ bụi mịn là 154.2 µg/m³. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến không khí Hà Nội những ngày qua có chiều hướng xấu đi là do thời tiết, tình trạng sương mù dày đặc, trời ít gió, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao khiến cho khói bụi và các chất gây ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động giao thông, xây dựng, đốt rác... không được thoát đi và khuếch tán tán lên tầng khí quyển cao hơn.

B.Công
.
.
.