Luyện “Thiên linh cái”: Chỉ là trò bịp bợm

Thứ Tư, 24/08/2011, 22:04

Hơn 10 năm trước, cù lao 3 xã Tân Bình, Tân Quới, Tam Bình (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) được biết đến như vùng đất luyện “thiên linh cái”. Giữa trưa hè tháng 8, trở lại vùng đất này, người dân sinh sống tại đây khẳng định, trò luyện “Thiên linh cái” ngày xưa chỉ là chuyện bịp bợm.

Sự xuất hiện của người đàn ông bí hiểm ở vùng quê nghèo

Theo những người dân ở đây cho biết, hơn 15 năm trước, một chiếc ghe từ đâu đến trôi dạt đến dòng Rạch Mã Trường, khu vực ấp Hạ (xã Tân Bình). Người đàn ông trên ghe tên Phạm Văn Tân (sinh năm 1957), tự xưng thầy thuốc chuyên chữa trị giúp bệnh nhân không lấy tiền. Chẳng biết ông có nói chuyện trên trời hay không, chứ bà con thường gọi ông bằng cái tên… Hai Tưng. Sở thích của “thầy” chuyên chữa bệnh cho đàn bà, phụ nữ và những cô gái trẻ tuổi.

Thầy Hai Tưng cao đạo đến đâu cũng không ai kiểm chứng được, nhưng quý bà, quý cô thường tấm tắc khen hay. Y thoát khỏi cuộc đồi lênh đênh trôi nổi trên chiếc xuồng ba lá nhờ bà con thương tình cho cất tạm mái chòi ven dòng kênh. Ngày ngày, thầy tỏ ra “tu nhân” và đều đặn bốc thuốc chữa bệnh miễn phí.

Bỗng dưng, mọi người nghe thầy Hai tuyên bố đã học được phép luyện… Thiên linh cái. Phép của thầy ban có thể giúp chị em “dụ” được chồng về hoặc làm chồng mê mẩn. Những ai muốn thầy làm phép phải đến vào giờ âm (giữa đêm) để hiệu nghiệm. Người được ban phép sẽ bò qua cái hàng rào xung quanh nhà sàn rồi chui từ dưới sàn lên.

Căn chòi ven rạch đóng cửa im ỉm cả ngày. Lân lâu, “thầy” chạy sang nhà hàng xóm mượn cái nồi thật to nhờ hầm đầu heo, đun cặp vịt để cúng. . Cũng có lúc, “thầy” Tưng lại sang mượn nồi hầm… đầu heo để cúng. Nhưng những vật tế lễ của “thầy” mang sang trả công thì chẳng ai dám ăn. Một mùi tanh tưởi khác thường bốc lên trong nồi nghe rất lạ.

“Thầy Tưng” hay nói, “thầy” chỉ có thói quen ăn chay trường nên không ăn thịt động vật. Dăm khi mười họa, “thầy” có đi đám ở gần nhà nhưng chỉ xin chén nước tương để dùng cho qua bữa. Những lễ vật “thầy” cúng tế mang biếu mọi người đều không làm bất kỳ ai nghi ngờ nhưng mọi người đều cảm thấy sợ.

Cái chết của cô gái thứ 3 và sự đền tội thầy pháp… tà dâm

Đêm cuối tháng 7/2000, một cô gái trẻ đến nhà “thầy” Hai Tưng xin bùa phép để người chồng quên bẵng cô đi. Cô gái ấy có tên Trần Thị Phương (sinh năm 1975), nhà ở xã Tân Huề, giáp ranh xã “thầy” Hai Tưng trú ngụ. Phương đến chữa bệnh thế nào để rồi mãi mãi cô không trở về. Gia đình Phương trình báo lực lượng Công an huyện Thanh Bình về sự mất tích bí ẩn của cô con gái họ.

Rạng sáng ngày đầu tháng 9/2000, lực lượng trinh sát ém quân trước nhà “thầy” Hai Tưng và bất ngờ kiểm tra hành chính. Công an huyện Thanh Bình phát hiện 3 cái sọ người, một hũ đựng lông, nhiều dao lam và một số chứng minh thư của các cô gái mất tích.

“Thầy” Hai Tưng khai với cơ quan điều tra, các bệnh nhân đến xin bùa phép về chữa bệnh đều được “thầy” cạo sạch lông ở chỗ kín và sau đó bỏ vào cái hũ băng keo rồi đậy kín. 3 thi thể không đầu được tìm thấy với 3 sọ trong nhà cũng chính của các nạn nhân. Những cô gái tìm đến “thầy” Hai Tưng chữa bệnh đều bị hãm hiếp rồi cắt đầu để lấy sọ.

Trước mặt cơ quan chức năng, “thầy” Hai Tưng vẫn tin hắn đã luyện được thuật tà… Thiên linh cái. Sau nhiều lần xét xử, “thầy” Hai bị tuyên án tử hình.

Ngày thi hành án, “thầy” vẫn đinh ninh sẽ dùng phép độn thổ trước mặt bà con để chứng minh được điều “thầy” nói. Đến khoảng 7h sáng hôm sau, “thầy” được dẫn giải ra pháp trường. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía “thầy” Hai Tưng. Khoảng 2 giờ đồng hồ sau, hắn bị xử tử và người dân ở đây chứng kiến “thầy” Hai cũng chỉ là người bình thường chẳng phải thầy pháp như hắn đã từng khua môi múa mép.

Lâu lắm rồi người dân mới có dịp xem được một chương trình văn nghệ hoàng tráng.
Cách đây 10 năm, thầy Hai Tưng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để tuyên truyền bùa phép mê tín.

Đổi thay trên vùng quê nghèo

Câu chuyện thầy bùa luyện được “Thiên linh cái” chỉ còn là vị đắng ở vùng quê nghèo hơn 10 năm trước. Giờ đây, người dân vùng Đồng Tháp Mười chẳng còn tin thứ tà thuật nào nữa. Cuộc sống đang dần đổi thay, tội ác của Hai Tưng đang dần lùi sâu vào quá khứ một thời của vùng quê yên bình.

Những ngày đầu năm học mới, các Mạnh Thường quân thường hay đến cù lao 3 xã để trao tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Nhiều Mạnh Thường quân gửi gắm nguyện vọng nâng cao trình độ nhận thức của “mầm non tương lai” để tận diệt những kẻ lợi dụng bùa phép và gây tội ác.

Dịp đầu năm học, đoàn cựu sinh viên trường Đại học kinh tế TP HCM phối hợp cùng công đoàn công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn tổ chức và trao quà cho 180 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 8 quạt trần, 40 phần quà cho giáo viên, cán bộ giáo viên trường tiểu học Tân Huề 1, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình. Ngoài ra, 10 gia đình liệt sĩ được Mạnh thường trao những suất quà có giá trị.

Trong đêm trao quà, chương trình văn nghệ “Tiếp bước tới trường” cũng được tổ chức. Tổng giá trị những phần quà và chi phí tổ chức chương trình lên đến 100 triệu đồng. Người dân trên cù lao 3 xã hân hoan cho biết, lâu lắm rồi bà con mới có ngày hội vui trên một vùng quê nghèo khó

Đỗ Hưng
.
.
.