Khúc mắc GPMB dự án Nam ga Hạ Long
Dự án xây dựng khu đô thị mới Nam ga Hạ Long được phê duyệt từ tháng 5/2002, kế hoạch thực hiện từ năm 2003-2005, với hình thức chủ đầu tư được hoàn vốn bằng quyền sử dụng đất. Trước đó, Licogi 2 tự bỏ ra 170 tỷ đồng xây dựng đường bao biển Lán Bè - Cột 8, Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh đã lấy quỹ đất tại dự án
Việc nhiều hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng tại dự án
Nếu căn cứ theo Quyết định 2898 ngày 26/8/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao đất cho Công ty Licogi 2 thì, mục đích sử dụng đất là: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các hộ dân sẽ hiểu là chủ đầu tư phải thỏa thuận mới đúng. Nhưng theo QĐ 1688 ngày 30/5/2003 về việc phê duyệt dự án và Thông báo số 123, ngày 10/11/2011 của UBND tỉnh thì được hiểu là dự án không thuộc loại phải thỏa thuận. Thế mới biết, việc ra văn bản và hiểu văn bản đôi khi cũng có cái khó của nó.
![]() |
Những căn nhà tồi tàn đã bỏ hoang cả chục năm. |
Việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án được dựa trên việc xác định nguồn gốc đất. Mà việc phân quyền quản lý đất đai cuối cùng là chính quyền địa phương cấp xã, phường. Tức là, mảnh đất đó thuộc loại đất nào, của ai sử dụng thì chính quyền cấp xã phường phải biết, phải quản lý được. Từ những thông tin về nguồn gốc đất được UBND cấp phường, xã cung cấp, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp quận, huyện sẽ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng hộ gia đình.
Chúng tôi xin nêu lại một trường hợp hy hữu nếu như không muốn "nâng quan điểm" là có dấu hiệu "hình sự" như sau:
Ngày 16/11/2000, chủ thửa đất là bà Nguyễn Thị Hòe, trú tại tổ 5A, khu 4B, Giếng Đáy, Hạ Long, do ông Phạm Văn Đào (chồng bà Hòe) đứng bán viết tay 2.275m2 đất kèm theo nhà và công trình phụ cho 4 người khác (mua chung). Giao dịch này có 3 nhân chứng và Trưởng thôn. Mặt khác, những người mua đất của ông Đào đã khẳng định sau đó có xác nhận hợp đồng mua bán đất tại UBND phường Giếng Đáy, và họ đứng tên đóng thuế đất từ sau khi mua. Sau khi nhận 270 triệu đồng để rồi 10 năm sau, ông Đào lại nghiễm nhiên đứng tên chủ đất và nhận tiền bồi thường, hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.
Điều khó hiểu là, trong khi ông Nguyễn Hữu Nhã - Phó Chủ tịch phường Giếng Đáy (phụ trách địa chính) vẫn xác nhận vào biên bản chi trả bồi thường cho ông Đào. Điều này được ông Nhã lý giải như sau: "Nguồn gốc đất là do cả Hội đồng UBND phường cùng xác nhận. Tôi mới về công tác ở phường nên không thể biết được nguồn gốc đất của ông Đào". Vậy tại sao không biết, vẫn ký? Nếu cứ theo cách trả lời như thế này thì chỉ có tập thể sai chứ cá nhân đâu có sai (?!).
Sau khi nhận gần 2 tỷ đồng, ông Đào đi đâu không rõ. Tới khi các hộ mua đất biết được và "kêu cứu" ra phường Giếng Đáy thì đã muộn. Sau đó, ông Đào có "ủy quyền miệng" cho một người khác thay mình ra phường giải quyết, nhưng bị từ chối vì không đúng luật. Từ đó đến nay đã gần 2 năm nhưng sự việc khuất tất trên vẫn chưa có lời giải cuối cùng.
Về chính sách áp dụng bồi thường, ông Phạm Văn Đạt - Ban quản lý Dự án giải thích: "Dự án này đã 10 năm chưa thu hồi đất xong vì vậy phải áp dụng theo nhiều Nghị định như: 181/2004; 197/2004; 84/2007; 69/2009. Về nguyên tắc, thửa đất nào được kiểm kê và thông báo nhận tiền bồi thường thời điểm nào thì áp dụng luật theo thời điểm đó. Do vậy mà hình thức bồi thường cho cùng hạng mục đất có khác nhau, nên việc khiếu kiện trong trường hợp này là chưa đúng".
Khi một số hộ dân đưa ra ý kiến, giá giao quyền sử dụng đất được quy định tại dự án này là 7.200.000đ/m2, trong khi Licogi 2 lại chào bán tới 25.000.000đ/m2 là bất hợp lý? Nhưng ông Hà Văn Đến - Giám đốc Licogi 2 phản biện: "Thay vì tỉnh phải trả công ty 170 tỷ đồng từ năm 2002, nhưng đến nay trả tiền bằng cách thu từ nguồn tiền sử dụng đất chưa xong thì DN lời lãi ở đâu? Trong trường hợp này, DN được phép kinh doanh, nhưng bất động sản đang tụt dốc như hiện nay thì rủi ro tỉnh chịu hay DN chịu?".
Một số hộ dân trong đó có ông Hoàng Văn Thơi (tổ 80, khu 8, phường Hà Khẩu, Hạ Long) mới đây đã chấp hành việc kiểm đếm, lập phương án bồi thường. Ông Thơi đề nghị: "Qua chục năm trời gia đình chúng tôi phải ở chung trong một căn hộ tồi tàn, chật hẹp. Đất rộng mà không xây thêm nhà được. Nay đã phát sinh ra các hộ tiếp theo do các con tôi đã lấy vợ, gả chồng. Vậy tôi đề nghị chính quyền xét duyệt cho các hộ phát sinh được cấp đất tái định cư như tỉnh đã áp dụng tại dự án nút giao thông Cái Dăm - Hạ Long".
Càng tìm hiểu, càng phát hiện tại dự án này còn rất nhiều kiểu vướng mắc, giải quyết vướng mắc khá kỳ lạ. Cũng chính từ những tồn tại như thế này mà một dự án lớn, ở ngay cửa ngõ TP Hạ Long vẫn ì ạch suốt 10 năm. Mong rằng UBND tỉnh Quảng Ninh cần có sự thay đổi về cách chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương giải quyết vấn đề khẩn trương, thấu tình, đạt lý để chấm dứt tình trạng vướng mắc kéo dài