Khai mạc khóa họp thứ 64 Đại hội đồng Liên hợp quốc
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên thảo luận chung của khóa họp và phiên họp thượng đỉnh của Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tiếp tục triển khai ở cấp cao chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X.
Phát biểu khai mạc khóa họp, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước thành viên LHQ đoàn kết lại để loại bỏ vũ khí hạt nhân và giải quyết tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra; hóa giải những bất đồng và thông qua chương trình hành động cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Đồng thời, ông Ban Ki-moon cũng thúc giục các nguyên thủ quốc gia, các nhà ngoại giao của 192 nước thành viên cần vượt qua những khác biệt và đạt được sự thống nhất để đẩy mạnh tiến trình phi hạt nhân trên toàn thế giới.
Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu về một loạt vấn đề toàn cầu. Sự xuất hiện lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ tại Đại hội đồng Liên hợp quốc kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 đã trở thành tâm điểm chú ý của phiên họp và nó cũng đánh dấu sự đổi mới trong quan hệ LHQ-Mỹ.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái) và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Ali Abdussalam Treki tại phiên khai mạc khóa họp thứ 64. |
Thừa nhận rằng thế giới đã nghi ngờ và không tin tưởng Mỹ, một phần do Mỹ phản đối một số chính sách cụ thể của LHQ và hành động đơn phương trong một số vấn đề quan trọng, ông Barack Obama kêu gọi, đã đến lúc cả thế giới cùng tiến về một hướng, hợp tác hơn với nhau và chung tay để giải quyết các vấn đề toàn cầu như: chống khủng bố, không phổ biến vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu và khủng khoảng kinh tế.
Khẳng định rằng, nước Mỹ bây giờ đã khác so với nước Mỹ trước thời gian ông lên nắm quyền, Tổng thống Barack Obama một lần nữa xác nhận rằng, Mỹ sẽ không hành động đơn phương như trước và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên LHQ trong việc xử lý các vấn đề của thế giới.
Với tư cách là người đứng đầu quốc gia trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải lập một trật tự kinh tế thế giới mới. Ông Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng, việc các thị trường tài chính được thả lỏng trong một thời gian dài và sự mất niềm tin vào kinh tế là nguyên nhân gây ra "bão" kinh tế toàn cầu hoành hành hơn 1 năm qua. Do đó, ông kêu gọi lãnh đạo các nước tiếp tục những nỗ lực khôi phục kinh tế toàn cầu và cải cách các tổ chức tài chính đa phương như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, Tổng thống Zimbabuwe Robert Mugabe, những người chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ trong ngày khai mạc đầu tiên này. Đáng tiếc là đến phần phát biểu của Tổng thống Iran Mahmoud Amadinejad, phái đoàn của các nước Argentina, Australia, Anh, Costa Rica, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungary, Italia, New Zealand và Mỹ đã đồng loạt đứng dậy rời khỏi phòng họp...
Theo lịch trình, ngay sau phiên khai mạc khóa họp thứ 64 Đại hội đồng LHQ, các nguyên thủ của các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt