Kết nối du lịch và vận tải thủy vào các dự án nhà ở ven sông, rạch
- Khơi dậy tiềm năng du lịch những miền di sản: Thiếu sự liên kết, mạnh ai nấy làm
- Đánh thức tiềm năng du lịch Cồn Cỏ
- Làm gì để tiềm năng du lịch vùng Đông Bắc biến thành... tiền?
- Làm gì để đánh thức tiềm năng du lịch Việt?(bài cuối)
Khách đến thành phố dự hội nghị và khách đi công tác chiếm hơn 40% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Riêng năm ngoái, thành phố đã đón khoảng 5 triệu khách quốc tế. Ngoài ra, lượng khách nội địa đến thành phố cũng tăng khá nhanh những năm gần đây. Đây là lợi thế để đưa ngành Du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Để phát triển du lịch, TP Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch khai thác các điểm đến mới, trong đó điểm nhấn của du lịch thành phố là loại hình du lịch đường thủy thông qua việc khai thác các tuyến sông, rạch trên địa bàn. Để giảm tải cho đường bộ, thành phố cũng đang chuẩn bị đưa vào khai thác các tuyến buýt sông từ bến Bạch Đằng ở trung tâm đi quận Thủ Đức và quận 8. Ngoài phục vụ người dân đi lại, các tuyến buýt sông này cũng sẽ thu hút du khách tham quan thành phố từ trên các tuyến sông, rạch.
Mô hình dự án căn hộ bám mặt tiền sông, khai thác lợi thế môi trường cảnh quan ven sông, rạch. |
Đến thời điểm này, tại TP Hồ Chí Minh đã có tới vài trăm dự án nhà ở bám mặt tiền các tuyến sông rạch được cấp phép để khai thác cảnh quan, môi trường sông nước. Phải thừa nhận rằng, ở những đoạn sông rạch đã hình thành dự án nhà ở, cảnh quan môi trường ven sông đã được cải thiện đáng kể. Theo đại diện chủ đầu tư dự án căn hộ Viva Riverside, dự án này đang có lợi thế rất lớn là vườn treo Paradise trên không và công viên ven sông.
Tại quận 7, dự án Keppland với hơn 1.000 căn hộ chạy dài theo 500 mét mặt tiền sông Cả Cấm, là điểm kết nối với nhiều trường quốc tế, trung tâm thương mại và khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng được kỳ vọng là nơi có thể phát triển bến thuyền để phục vụ du khách, người dân đi lại.
Theo xu hướng này, ông Vũ Anh Tâm, đại diện Công ty Tài Nguyên, chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp ven sông ở huyện Nhà Bè cho biết, dự án Kenton Node đã được tăng vốn đầu tư từ 350 triệu lên 800 triệu USD để tạo thành một điểm đến với tiện ích, dịch vụ khép kín. Chỉ riêng show nhạc nước nghệ thuật hàng đêm được trình diễn từ sà lan trên sông đã dự kiến thu hút 2.000 người xem.
Dự án còn có tổ hợp khách sạn 4-5 sao với 1.400 phòng; phố đi bộ dài 1,8km, các khu mua sắm… đặc biệt, dự án cũng có một khu khám bệnh và tế bào gốc của Singapore nhằm thu hút người dân, du khách đến khám chữa bệnh.
Cạnh đó, dự án Evergreen với diện tích 7,4ha ở quận 7 cũng được chủ đầu tư đầu tư bến du thuyền và một loạt tiện ích khác để hướng tới là một khu nghỉ dưỡng, giải trí trong nội đô. Quần thể các dự án ở khu Nam thành phố này cũng hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển tuyến du lịch đường sông từ bến Bạch Đằng ở quận l đến khu phức hợp Kenton Hotel Complex, dự án Evergreen ở quận 7 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng - Khu sinh quyển thế giới Cần Giờ…
Tập trung khai thác lợi thế của các dự án ven sông để tạo hướng đi riêng, các dự án BĐS được kỳ vọng sẽ góp phần trở thành điểm dừng chân của du khách đến thành phố. Nhất là khi các dự án BĐS ven sông đều đặt mục tiêu thu hút lượng lớn khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng, mua sắm hàng ngày.
Để chỉnh trang và khai thác không gian ven các tuyến sông, rạch trong khi chưa có đủ nguồn lực để xây kè và làm đường, ngày 20-6 vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho các quận, huyện được xem xét, cấp phép cho cá nhân, tổ chức được xây dựng các công trình công cộng ngoài trời như sân thể thao, sân chơi… với yêu cầu không được làm mái che và công trình phụ trợ có chiều cao 1 tầng trong phạm vi 5% diện tích đất nằm ven kênh rạch. Do đó ngành GTVT, du lịch cần tính toán việc lập hệ thống bến thuyền tại các dự án BĐS ven sông để kết nối các tuyến buýt sông với các khu đô thị, khu dân cư. Từ đó tạo thuận lợi cho người dân đi lại, góp phần giảm tải cho đường bộ.