Hội thảo khoa học về Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng
Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phạm Hồng Chương, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử trong và ngoài Viện, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đại diện lãnh đạo địa phương nơi Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng sinh ra cùng đại diện gia đình Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng.
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, các vị đại biểu đã tập trung thảo luận về: Quê hương, gia đình và thời niên thiếu của đồng chí Nguyễn Lương Bằng (gia phả dòng họ Nguyễn Lương; những tác động của quê hương tới việc hình thành nhân cách của đồng chí).
Những hoạt động của đồng chí Nguyễn Lương Bằng thời dựng Đảng (những ngày tháng bắt đầu giác ngộ cách mạng; những hoạt động cách mạng cụ thể của đồng chí Nguyễn Lương Bằng ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hồng Công và Thượng Hải, Trung Quốc; việc tham gia truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và vận động binh lính ở Thượng Hải). Hoạt động của đồng chí Nguyễn Lương Bằng trong lao tù Hỏa Lò (Hà Nội) và ở
Các hoạt động của đồng chí Nguyễn Lương Bằng từ năm 1943 đến 1945, nhất là trong việc xây dựng an toàn khu ở xung quanh Hà Nội. Những hoạt động cụ thể của đồng chí Nguyễn Lương Bằng sau năm 1945 trong các nhiệm vụ xây dựng tài chính của Đảng, xây dựng ngành Kiểm tra Đảng và Thanh tra Chính phủ, hoạt động ngoại giao nhà nước và đối ngoại của Đảng, đặc biệt là trên cương vị Phó Chủ tịch nước.
Hội thảo cũng nghiên cứu về phẩm chất, nhân cách của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, đặc biệt là mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng.
Hơn một nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, với tinh thần, ý chí cao cả, đạo đức trong sáng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó