Hỗ trợ doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 25/10/2009, 10:24
Nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có những thông tin cần thiết về các quy định pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại Hoa Kỳ, sáng 23/10, tại Hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ", luật sư Jay Eizenstat - chuyên gia của Dự án STAR-Việt Nam cho biết, thông qua các số liệu kinh tế gần đây cho thấy, sự sụt giảm trong mức tiêu dùng ở Hoa Kỳ, kể cả việc tiêu dùng hàng nhập khẩu.

Luật sư John Magnus - Chuyên gia của Dự án STAR - Việt Nam cũng cho biết việc xử lý các vụ chống bán phá giá (CBPG) và thuế đối kháng. Theo đó, thuế CBPG có thể được áp dụng nếu hàng hoá bán vào Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá bình thường của họ và hàng nhập khẩu bị cáo buộc làm thiệt hại hoặc có nguy cơ làm thiệt hại cho một ngành công nghiệp trong nước.

Còn thuế đối kháng được áp dụng nếu việc sản xuất, chế biến hay xuất khẩu mặt hàng nhập khẩu bị cáo buộc được trợ giá và hàng nhập khẩu bị cáo buộc làm thiệt hại hoặc có nguy cơ làm thiệt hại  cho một ngành công nghiệp trong nước. Tăng thuế nhập khẩu là việc làm bắt buộc trong hệ thống Hoa Kỳ nếu có kết luận về sự tồn tại của BPG hoặc trợ giá và có thiệt hại.

Để nộp đơn khởi kiện, bên khởi kiện phải đáp ứng các yêu cầu sau: 25% ngành sản xuất trong nước ủng hộ cho việc nộp đơn. Trong nội bộ ngành, ý kiến ủng hộ nhiều hơn ý kiến phản đối. Bên khởi kiện phải có bằng chứng cho thấy mặt hàng nhập khẩu bị cáo buộc làm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho toàn bộ một ngành công nghiệp cạnh tranh trong nước.

Vậy các yếu tố để xác định xem liệu hàng nhập khẩu có gây thiệt hại hay không đó là hàng nhập khẩu đó phải chiếm ít nhất 5% mức tiêu thụ của Hoa Kỳ thì mới được coi là gây thiệt hại. Hàng nhập khẩu gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của ngành công nghiệp trong nước (nói chung lợi nhuận của ngành phải thấp hoặc âm thì mới bị coi là có thiệt hại)…

Trong các vụ liên quan tới các nền kinh tế phi thị trường (Việt Nam được xem là nền kinh tế phi thị trường) Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải rà soát sản lượng/doanh số trong 2 quý trước thời điểm có đơn. Bên bị khiếu nại thường có thể điều chỉnh trước doanh số/sản lượng của mình để giảm tối thiểu các biên độ

T.H.
.
.
.